Liên kết phát triển vùng ĐBSCL: Biến chủ trương thành hành động thật
Tăng cường liên kết vùng, phát triển các tuyến hành lang logistics Đông - Tây | |
Để liên kết vùng mang lại hiệu quả thực chất |
Ông Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại diễn đàn |
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Nơi đây được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới. ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước, đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước… Trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời… Đặc biệt thời gian qua Nhà nước đã và đang tiếp tục đầu tư một số tuyến cao tốc : Trung lương – Mỹ Thuận ; Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cần Thơ – Cà Mau ; An Giang – Cần Thơ – Hậu Giang – Sóc Trăng ; Cầu Đại Ngải , Cầu Mỹ Thuận 2; Cảng cái cui có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 tấn…
Dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh, song Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng đánh giá ĐBSCL đã và đang đối diện nhiều thách thức lớn nằm ở ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể, nền nông nghiệp chậm hiện đại hóa, nguồn vốn đầu tư hạn chế, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ. Trong khi đó, sự chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến luồng di cư từ ĐBSCL lên các đô thị và khu công nghiệp ở TPHCM; nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận khoa học công nghệ còn thấp. Thêm vào đó, các công trình thủy điện thượng nguồn làm giảm đáng kể lượng phù sa và cát do bị các hồ chứa giữ lại. Hệ quả là gây ra sạt lở bờ sông và làm đất bạc màu, nước mặn từ biển xâm lấn làm hơn một nửa diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn…
Để tiếp tục kích hoạt và phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như Nghị quyết số 13 ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị, “Về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Quyết định số 287 ngày 28/2/2022 của Thủ tướng, phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), những nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch cho vùng ĐBSCL là nền móng vững chắc để sự liên kết, tích hợp của các tỉnh, thành trong mạng lưới liên kết ABCD Mekong, TPHCM và Hội DN HVNCLC, Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hướng tới sự liên kết hiệu quả, bền vững, để liên kết không nằm trên chủ trương, trên giấy mà là bằng hành động thật.
Thực tế hiện nay giữa các tỉnh, thành trong mạng lưới liên kết ABCD Mekong (An Giang - Bến Tre - Cần Thơ - Đồng Tháp) và TPHCM đã có nhiều liên kết, tích hợp trên các lĩnh vực, từ kinh tế, y tế, giáo dục, du lịch… Đã có những con đường cao tốc kết nối với các cửa khẩu, hay các cảng ở dọc sông Hậu. Những công trình hợp tác giữa TPHCM với các tỉnh ĐBSCL về việc chọn vùng nguyên liệu để xây dựng chuỗi giá trị cũng như sự đóng góp của TPHCM với các tỉnh đồng bằng thông qua hợp tác về thương mại điện tử, hỗ trợ về mặt chế biến. Có thể thấy nhu cầu, kỳ vọng của sự liên kết, tích hợp của mỗi tỉnh, thành với nhau là rất lớn, các tỉnh có nhu cầu đóng góp những thế mạnh, khả năng của mình vào công cuộc tích hợp chung.
Điển hình như Đồng Tháp đã có các mô hình mới, cách làm hay trong lĩnh vực chuyển đổi số đã triển khai. Điển hình như lĩnh vực kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử đã có những mô hình hay như “Cây xoài nhà tôi” được triển khai tại HTX xoài Mỹ Xương; “Cây cam vườn tôi” tại xã Tân Thuận Đông; mô hình lúa - cá thuộc Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm gạo...
Theo đó, tại diễn đàn, đại diện các địa phương cũng chia sẻ nhiều nội dung liên quan đến sự phát triển kinh tế của địa phương như chủ đề khai thác và phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh An Giang; chủ đề chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân của tỉnh Đồng Tháp; chủ đề trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL của TP Cần Thơ…
Trong khuôn khổ diễn đàn đã diễn ra một loạt hoạt động ký kết hợp tác và liên kết giữa các đơn vị. Trong đó, Hội Lương thực thực phẩm TPHCM ký kết với Sở Công Thương Đồng Tháp, Sở Công Thương Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang về “Hợp tác xây dựng Đề án Phát triển vùng nguyên liệu bền vững”; Sở Công Thương 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ ký hợp tác với sàn thương mại điện tử Tiki. Cùng với đó, Hội Doanh nghiệp HVNCLC ký kết Thỏa thuận hợp tác với Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM - Saigon Coop về Dự án Bàn ăn xanh, dự án liên kết bền vững để nâng cao tiêu chuẩn nông sản - thực phẩm; BSA ký gia hạn Thỏa thuận hợp tác với 4 tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp và TPHCM về hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và xúc tiến thương mại; Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao cho nông sản ký kết với các doanh nghiệp khởi nghiệp… |
Tin liên quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Tận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu nhiều mặt hàng sang Nhật Bản
17:21 | 26/08/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics