Liên ngành "bắt tay" gỡ khó xuất khẩu nông sản
Bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu: Cần “bắt tay” chặt chẽ | |
Sản xuất, xuất khẩu nông sản “thay da đổi thịt” nhờ tái cơ cấu | |
Thúc tái cơ cấu, nông nghiệp Việt muốn tăng xuất khẩu nông sản 5%/năm |
Chi phí logistics quá cao đã và đang gây ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh của nông sản Việt. Ảnh: NT |
Khó tại thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2021 kim ngạch XNK nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có chuyển biến tích cực, đạt hơn 5,5 tỷ USD, tăng 27,8% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch XK đạt 4,023 tỷ USD, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2020; phần lớn các mặt hàng XK chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc đều tăng.
Tổng trị giá XK nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2021 đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính theo từng thị trường, tổng trị giá XK tới các thị trường thuộc khu vực châu Á ước tăng 18,2%, đạt 8,05 tỷ USD; châu Mỹ tăng 56,7%, đạt 4,73 tỷ USD; châu Phi tăng 11,8%, đạt 249 triệu USD; châu Đại Dương tăng 29,2%, đạt 239 triệu USD; XK sang khu vực châu Âu xấp xỉ bằng với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,72 tỷ USD. |
Theo Bộ NN&PTNT, phía Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch bệnh do đó thị trường nông sản sẽ hoạt động phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng và Trung Quốc vẫn là thị trường lớn trong XK nông sản của Việt Nam. Hiện nay, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam lan rộng tại các địa phương. Các địa phương có dịch đều chung một đặc điểm là có nhiều đường giao thông huyết mạch chạy qua, án ngữ những con đường vận tải hàng hóa quan trọng về Hà Nội, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại của miền Bắc. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm nông sản đang vào mùa vụ thu hoạch và Trung Quốc là thị trường XK chính như vải, nhãn, thanh long..., có nguy cơ gây áp lực lưu thông hàng hóa để đưa nông sản lên các tỉnh biên giới XK sang thị trường Trung Quốc.
Từ góc độ địa phương, ông Bùi Văn Khắng -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, dịch Covid-19 đã khiến nhiều loại thủy sản của tỉnh gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhất là XK sang thị trường Trung Quốc, có thời điểm phải phụ thuộc vào XK tiểu ngạch. "Thực tế là nhiều loại thủy sản của Quảng Ninh đã nằm trong danh mục được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc như ngao, hàu. Tuy nhiên, do phía Hải quan Trung Quốc chưa có hướng dẫn giám sát các mặt hàng để XK chính ngạch qua cửa khẩu Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh, nhiều loại nông sản buộc phải theo đường XK tiểu ngạch", ông Khắng nói.
Tại thị trường châu Âu, Bộ NN&PTNT nêu rõ, tình hình Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng khan hiếm container vẫn tiếp tục diễn ra ở các tuyến vận tải biển từ châu Á sang Hoa Kỳ và EU, trong khi đó vận tải bằng đường không có chi phí quá lớn đối với biên độ lợi nhuận của hàng nông sản nói chung.
Tương tự tại thị trường Hoa Kỳ, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, trong thời gian tới, XK hàng nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh tình trạng khan hiếm container, khó khăn còn do cước vận chuyển từ châu Á sang Mỹ vẫn không ngừng tăng.
Ổn định tại Nhật Bản, Hàn Quốc
Trong khi XK sang Trung Quốc, EU, Mỹ được dự báo đối diện với những khó khăn nhất định thì hàng nông, lâm, thủy sản đi Nhật Bản, Hàn Quốc có dấu hiệu ổn định, khả quan hơn. Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh, tình hình XK nông sản từ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trong quý 1/2021 tăng trưởng tốt với mức tăng 5,9% và 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia dự đoán Nhật Bản và Hàn Quốc về cơ bản sẽ khống chế được dịch bệnh trong quý 2/2021 nhờ nguồn cung vắc xin dồi dào và các biện pháp quản lý hiệu quả hơn của Chính phủ. Do vậy, thị trường XK nông sản sang Nhật Bản và Hàn Quốc được dự báo tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng ổn định.
Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh, các nhà máy chế biến nông sản cần tăng cường công suất chế biến, tập trung vào sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, thủy sản đồ hộp chế biến. "Cần giảm thiểu mọi thủ tục trong các khâu kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn GAP, tổ chức liên kết sản xuất, lưu thông. UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các trạm kiểm dịch, hải quan tăng cường các biện pháp hỗ trợ hoạt động thương mại biên giới, tạo thuận lợi thủ tục thông quan, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc", ông Toản kiến nghị.
Từ góc độ Bộ Công Thương, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích, thời gian vừa qua, chi phí logistics cho XK khá lớn. Nếu DN, cơ quan quản lý nhà nước đồng hành tháo gỡ kéo giảm chi phí xuống thì sẽ góp phần tăng cạnh tranh cho hàng nông sản, cộng hưởng với tác động từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Đây là khâu hết sức quan trọng trong tháo gỡ khó khăn thúc đẩy XK hàng hóa trong bối cảnh Covid-19. Bên cạnh đó, các địa phương, hiệp hội, ngành hàng cũng phải tính đến tình trạng các loại cước phí tăng lên sẽ hình thành 1 mặt bằng giá mới, dù nỗ lực các giải pháp cũng không thể quay về mặt bằng giá trước đây.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, thời gian tới Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương sẽ thành lập Tổ công tác liên ngành hỗ trợ các địa phương giải quyết các vướng mắc trong tiêu thụ nông sản, đặc biệt ở khu cực cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản gửi đến cơ quan chức năng Trung Quốc mong phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho thông quan nông sản tại các cửa khẩu cặp biên giới, tránh ứ đọng cục bộ, đồng thời lập đường dây nóng với tỉnh Nam Ninh của Trung Quốc để kịp thời tháo gỡ khó khăn...
Tin liên quan
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục 250 nghìn tờ khai trong tháng 8
10:15 | 09/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics