Liên tiếp nhập siêu, vẫn tự tin cả năm xuất siêu
Nhiều bất ổn, nhưng cả năm Việt Nam vẫn sẽ xuất siêu khoảng 2 tỷ USD | |
Việt Nam nhập siêu 2 tỷ USD trong tháng 5 | |
Dịch bệnh phức tạp xuất khẩu giảm, Việt Nam nhập siêu trở lại |
Các ngành hàng XK hàng chục tỷ USD như dệt may, da giày được dự báo có nhiều cơ hội bứt tốc nửa cuối năm góp phần tạo nên kết quả XK hàng hóa tích cực nói chung. Ảnh: N.Thanh |
Lo ngại gia tăng nhập hàng tiêu dùng
Sau quá trình nhiều năm liên tục xuất siêu, nửa đầu năm nay nhập siêu đã trở lại trong nhiều tháng. Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tháng 2/2021 Việt Nam nhập siêu 460 triệu USD; tháng 4/2021 nhập siêu 1,2 tỷ USD; tháng 5/2021 nhập siêu 2,1 tỷ USD và ước tháng 6/2021 nhập siêu 1 tỷ USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu 1,47 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 5,86 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,01 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 13,54 tỷ USD.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch XK hàng hóa ước tính đạt 157,63 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch NK hàng hóa ước đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,47 tỷ USD. Về cơ cấu nhóm hàng NK 6 tháng đầu năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 149,32 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 72 tỷ USD, tăng 33%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 77,35 tỷ USD, tăng 40,2%. NK nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 9,78 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2020. |
Nhìn vào tình trạng nhập siêu trở lại như trên, lãnh đạo Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ bày tỏ lo ngại nhất định, đặc biệt khi NK hàng tiêu dùng gia tăng khá mạnh và giá cả hàng hóa NK tăng cao. “6 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 1,8 tỷ USD NK ô tô nguyên chiếc, tăng tới 94,7% so với cùng kỳ năm trước. Việc NK hàng tiêu dùng tăng cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa. Đồng thời, giá NK các mặt hàng phục vụ sản xuất trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giá NK máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,62%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 0,56%; vải tăng 1,65%; sắt thép tăng đến 7,65%... Nếu không có giải pháp hạn chế nhập siêu thì nhập siêu lâu dài, nhất là nhập siêu hàng tiêu dùng sẽ gây tác động tiêu cực cho nền kinh tế như lãng phí ngoại tệ hoặc tác động đến sản xuất trong nước”, ông Nguyễn Việt Phong nhấn mạnh.
Không bày tỏ quá nhiều lo lắng như ông Phong, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan về câu chuyện nhập siêu trở lại trong nửa đầu năm nay, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, mức độ nhập siêu của Việt Nam vẫn là con số khá nhỏ. Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu cầu NK rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp nên phải NK nhiều linh phụ kiện, nguyên phụ liệu. Bởi vậy, NK vượt XK một chút không phải vấn đề lớn. “Đáng chú ý, khi nhìn vào cơ cấu sản phẩm dễ thấy, Việt Nam chủ yếu NK tư liệu sản xuất. NK hàng tiêu dùng cũng tăng mạnh song chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch NK nói chung”, chuyên gia Lê Quốc Phương nói.
Dự báo xuất siêu 2 tỷ USD
Theo phân tích mới nhất của Bộ Công Thương, thời gian tới XNK hàng hóa của Việt Nam vẫn có một số yếu tố thuận lợi cơ bản, đặc biệt đối với những ngành hàng XK hàng chục tỷ USD. Điển hình như, việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin cùng với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ của Việt Nam. Cùng với đó, một số nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu, thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng, trong đó có mặt hàng NK từ Việt Nam.
Tuy nhiên, khó khăn mà hàng hóa XK của Việt Nam phải đối mặt cũng không ít khi chủ nghĩa bảo hộ đang xuất hiện trở lại và thể hiện ngày càng rõ ràng hơn trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay. Biểu hiện cụ thể là số vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa XK của Việt Nam đang có xu hướng tăng.
Đại diện Bộ Công Thương còn nhắc tới yếu tố giá cước vận chuyển quốc tế bằng đường biển tăng cao kéo dài từ quý 4/2020 đến nay. Cụ thể, các tuyến châu Á tăng 3-4 lần, các tuyến châu Phi tăng 3-4 lần, các tuyến châu Âu tăng 5-6 lần, thậm chí có những thời điểm tăng 7-8 lần. Trong khi đó, tình trạng thiếu vỏ container vẫn còn tiếp diễn.
Trong trường hợp các yếu tố tác động ở mức như hiện tại hoặc thuận lợi hơn, tổng kim ngạch XK cả năm nay được Bộ Công Thương dự báo có thể đạt khoảng 308 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Về NK, căn cứ tiến độ NK trong những tháng đầu năm, khả năng kim ngạch NK đạt khoảng 306 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức khoảng 2 tỷ USD.
Liên quan tới câu chuyện làm sao để thúc đẩy XK hàng hóa của Việt Nam ngày càng bền vững, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích, điều quan trọng nhất là XK phải gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định cán cân thương mại. Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành để quy hoạch sản xuất, XK theo hướng giảm bớt các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp và tập trung các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; rà soát các văn bản pháp lý, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại...
Song hành với phát triển XK, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam cũng phải làm tốt việc điều hành NK thông qua các vấn đề như quy tắc xuất xứ, chống các biện pháp lẩn tránh, phát triển công nghiệp hỗ trợ thay thế hàng NK… “Tựu trung, trên các nền tảng định hướng như vậy, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược XNK hàng hóa giai đoạn 2021-2030, sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành trong thời gian tới. Các quan điểm, định hướng về XK bền vững sẽ được thể hiện rõ nét trong văn bản này”, ông Trần Thanh Hải nói.
Tin liên quan
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD
13:45 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7
17:06 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?
10:36 | 20/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 76 phát hành ngày 20/9/2024
Kết quả tích cực sau 2 năm hỗ trợ doanh nghiệp tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform