Linh hoạt tổ chức sản xuất để vượt qua khó khăn
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10. |
Thời gian gần đây, dù có đơn hàng khá dồi dào song nhiều DN dệt may, da giày lại đang đối mặt với khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu khi Trung Quốc kiên trì áp dụng chính sách “Zero Covid”. Với Tổng công ty May 10 thì sao, thưa ông?
Hiện nay, cơ bản Tổng công ty May 10 đã có đơn hàng đến hết tháng 8/2022, riêng mặt hàng veston DN đã có đơn hàng đến hết năm. Tuy nhiên, May 10 NK 50% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc nên DN đang rất lo câu chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng khi không biết chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc sẽ áp dụng đến khi nào. Nếu Trung Quốc áp dụng thời gian ngắn, DN có thể giải quyết được bài toán nguyên vật liệu đầu vào nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục áp dụng thời gian dài thì kể cả những đơn hàng DN đã ký kết đến tháng 8/2022 cũng có thể bị ảnh hưởng về tiến độ giao hàng.
Trên thực tế, việc đình trệ vì Covid-19 của Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng tới Tổng công ty May 10 từ cuối tháng 4, đầu tháng 5/2022. Nguyên phụ liệu vải của May 10 có thời gian sản xuất từ các nhà cung ứng là 35-50 ngày. Giữa tháng 4, đầu tháng 5, các nhà cung ứng tại Trung Quốc bắt đầu bị phong tỏa, đến nay vẫn đang phong tỏa thì DN sẽ bị ảnh hưởng 2 khía cạnh. Thứ nhất, với đơn hàng các nhà cung cấp đã sản xuất xong rồi sẽ bị ảnh hưởng vấn đề vận chuyển, May 10 chỉ bị chậm hàng từ 2-3 tuần. Tuy nhiên, nếu các nhà máy đang sản xuất vải cho May 10 tại Trung Quốc dừng sản xuất, họ có thể lùi đến hàng tháng, thậm chí 2 tháng. Thời điểm này là tháng 5 thì DN có thể ảnh hưởng đến tận tháng 7, tháng 8/2022 về nguyên phụ liệu.
Xin ông cho biết, chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc cộng với ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đã và đang làm tăng thêm gánh nặng chi phí đầu vào như thế nào đối với Tổng công ty May 10?
Tổng công ty May 10 đang đối mặt với câu chuyện chi phí tăng rất cao, không cẩn thận càng làm càng lỗ. Khi chi phí đầu vào tăng, thông thường giá bán không được tăng hoặc nếu có tăng thì tốc độ tăng của giá bán thành phẩm bao giờ cũng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của giá nguyên liệu đầu vào.
Vào quý 4/2021, DN nhận định thị trường dệt may năm 2022 sẽ phục hồi quay trở lại, thậm chí tốt hơn thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay Tổng công ty May 10 đang phải dự đoán, thay đổi nhận định thị trường của quý 3 và quý 4/2022 năm nay. Nhà máy có thể rơi vào vòng luẩn quẩn là giá cả đầu vào tăng cao dẫn tới không dám sản xuất, không sản xuất nghĩa là đình trệ, DN gặp khó khăn nhưng nếu sản xuất trong bối cảnh giá cả tiếp tục tăng thì lại lỗ. Nhìn chung, có thể hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty May 10 trong nửa đầu năm vẫn tốt nhưng nửa cuối năm sẽ đối mặt khó khăn.
Ở thời điểm trước mắt và cả định hướng dài lâu, Tổng công ty May 10 đã và đang triển khai các giải pháp ra sao để tháo gỡ khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu, thưa ông?
Trước đây thông thường May 10 lập kế hoạch tổ chức sản xuất trong 1 tháng. Trong 25, 26 ngày công, tất cả các chuyền đã lập trước hết, nguyên phụ liệu theo đó mà làm. Tuy nhiên, trong thời kỳ Covid-19 năm 2020, 2021 May 10 đã áp dụng phương thức sản xuất linh hoạt theo ngày, thậm chí theo buổi. Hiện tại, DN đang xây dựng kế hoạch linh hoạt tổ chức sản xuất do yếu tố nguyên phụ liệu bất ổn, thay đổi thường xuyên. DN yêu cầu tổ chức sản xuất mã hàng nào gọn mã hàng đó, ngày nào gọn ngày đó, hết sức linh hoạt, rút ngắn lại sản xuất theo ngày, theo tuần thay vì theo tháng như trước đây.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn ngắn hạn DN chấp nhận những phương thức vận chuyển khác hơn trước đây. Ví dụ trước đây vận chuyển nguyên phụ liệu bằng tàu biển thì nay có thể đi bằng đường bộ; trước kia đi từ cảng Thượng Hải về Việt Nam thì hiện nay quay sang cảng Hồng Kông và từ cảng Hồng Kông về Việt Nam. May 10 cũng chấp nhận trong tình huống nào đó nếu khách hàng chia sẻ chi phí thì thay vì giao hàng bằng đường biển DN sẽ giao hàng bằng đường hàng không...
Vấn đề thay đổi nguồn cung nguyên phụ liệu là câu chuyện DN đã tính đến từ 5 năm nay. Hiện tại, May 10 vẫn đang tăng cường mở rộng nguồn cung ngoài Trung Quốc như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... và nguồn cung ứng trong nước. Dự kiến, tỷ trọng này sẽ ngày càng tăng lên và DN có thể sẽ chủ động được nguồn cung trong 5-10 năm tới.
Xin cảm ơn ông!
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công: Có thể chuyển hướng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) Từ đợt bùng phát dịch Covid-19 năm 2020 làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may đến nay, nhiều DN đã đẩy mạnh nội địa hóa chuỗi cung ứng, tuy nhiên việc đáp ứng chưa được như kỳ vọng. Trong nước hiện mới đáp ứng được 10% nhu cầu vải, trong khi đó mặt hàng bông vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn hàng NK. Dự báo thời gian tới, những DN mua vải từ Trung Quốc có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng. Trước mắt, DN có thể chuyển hướng mua nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) hoặc trong nước và chấp nhận trả giá cao hơn, thương lượng với đối tác để giao hàng chậm. Ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Cần chính sách ưu đãi sản xuất nguyên phụ liệu Thời gian tới, cộng đồng DN cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có giải pháp NK kịp thời nguyên nhiên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ khả năng cạnh tranh và thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn, cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất các mặt hàng này, chủ động nguồn nguyên vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8
16:31 | 07/09/2024 Hải quan
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
8 tháng, cả nước có gần 110,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
12:53 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Thủy sản nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa kiểm dịch thế nào?
10:05 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics