Phối hợp linh hoạt, hiệu quả các chính sách để phục hồi kinh tế
Đầu tư công sẽ tiếp tục là “trụ đỡ” của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Ảnh: N.Thanh |
Còn dư địa mở rộng chính sách tài khoá
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng: Chính sách hỗ trợ tuỳ thuộc thời điểm kiểm soát, khống chế dịch bệnh Việc áp dụng chính sách tài khoá hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế với trọng tâm, trọng điểm như thế nào phụ thuộc vào từng thời điểm kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Ví dụ, trong giai đoạn dịch bùng phát nhanh, lan tràn như tại Bắc Ninh, Bắc Giang vào tháng 4,5/2021, hay tại 21 địa phương phía Nam vào khoảng tháng 8,9/2021, đó là lúc sử dụng nhiều công cụ chi trực tiếp hỗ trợ DN, người dân. Ngoài hỗ trợ bằng tiền còn sử dụng các nguồn lực, ví dụ như xuất cấp hàng dự trữ để người dân yên tâm thực hiện các yêu cầu về phòng chống dịch. Tuy nhiên, khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của người dân, DN trở lại bình thường hơn, các chính sách sẽ tập trung vào tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất, thị trường lao động, tiếp tục giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội. Đây cũng là các trọng tâm trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế Chính phủ đang bàn. Chính phủ đã bàn thảo với phía các cơ quan của Quốc hội để có thể hoàn thiện, trình Quốc hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng dịch bệnh chưa mất đi, thậm chí còn phức tạp hơn với biến chủng mới Omicron. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục dành nguồn lực thích đáng cho lĩnh vực y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh. PGS. TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Cần đánh giá được sức hấp thụ của các chính sách hỗ trợ Bên cạnh việc tăng cường nguồn lực để phục hồi và phát triển kinh tế, cần đánh giá được sức hấp thụ của các chính sách hỗ trợ này ra sao để đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát. Hiện tại, tiêu chí để đánh giá, xác định hiệu quả của việc hấp thụ nguồn vốn hỗ trợ cho các DN đều rất chậm. Cụ thể, tốc độ chuyển vốn vào các hoạt động đầu tư phát triển, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, tốc độ tăng trưởng tín dụng đều chậm. Điều này chứng tỏ sức hấp thụ nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế đang có vấn đề. Dòng vốn hỗ trợ có đang thực sự đi vào các hoạt động sản xuất kinh doanh hay không? Giá trị và hiệu quả kinh tế tạo ra so với đồng vốn chuyển vào đầu tư như thế nào…? Những chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế nước ta trong thời gian tới cần phải làm rõ và giải quyết được vấn đề này; đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn, đưa ra những giải pháp đặc biệt về giải ngân vốn đầu tư công, thậm chí đặt hàng đơn vị tư nhân giải ngân vốn đầu tư công làm sao đảm bảo tiến độ giải ngân nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng cần đồng hành với DN, vốn tín dụng hỗ trợ phải đảm bảo “chảy” vào đúng hoạt động sản xuất của DN… Uyển Như (ghi) |
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, hiện có nhiều thách thức lớn trong nước. Đó là dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nguồn cung vắc xin chưa chắc chắn. Cùng với đó, cải cách thể chế, môi trường đầu tư - kinh doanh, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, giải ngân đầu tư công chậm, trong khi nợ xấu gia tăng… “Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 2,91%. GDP cả năm 2021 dự báo chỉ tăng khoảng 2%; tiếp đó, năm 2022, GDP có thể chỉ tăng 4-4,5%. Những thách thức đặt ra cho thấy tính cấp thiết ban hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế”, ông Cấn Văn Lực nói.
Ông Cấn Văn Lực phân tích, hiện dư địa mở rộng chính sách tài khóa vẫn còn và thuận lợi hơn chính sách tiền tệ. Các cân đối lớn (thâm hụt ngân sách/GDP, nợ công/GDP, nghĩa vụ trả nợ/thu NSNN, lạm phát…) vẫn trong ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó, các cân đối lớn và cơ cấu lại nợ công thời gian qua tạo không gian chính sách để có thể duy trì mở rộng giai đoạn 2022-2023; quy mô hỗ trợ tài khóa (gần 3% GDP) còn khá khiêm tốn. Dư địa các gói hỗ trợ khác như giảm tiền điện, cước viễn thông… vẫn còn.
Trong khi đó, các điều kiện thị trường tiền tệ, ngân hàng hiện nay cũng khả quan hơn giai đoạn trước (lạm phát thấp; kinh nghiệm thành công trong tái cơ cấu và xử lý nợ xấu trong các giai đoạn trước giúp nâng cao năng lực, sức chống chịu của ngành ngân hàng; lộ trình bao phủ vắc xin đạt kết quả tích cực, tạo điều kiện phục hồi kinh tế, tăng khả năng hấp thụ vốn và trả nợ của nền kinh tế…). Dù vậy, ông Lực đánh giá: “Dư địa hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng không còn nhiều (lãi suất đã ở mức thấp trong vòng 20 năm qua; sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu; áp lực lạm phát, nợ xấu gia tăng…)”.
Cũng cho rằng dư địa tài khóa của Việt Nam vẫn còn, song theo PGS. TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện Công nghệ và Phát triển tài chính (Học viện Tài chính), còn nhiều điều cần chú ý. Về thuận lợi, trong vài năm gần đây, chính sách tài khóa đã thận trọng hơn, dư địa còn đã hỗ trợ cho tăng trưởng, phát triển. Ngoài ra, tỷ lệ nợ công dưới ngưỡng nhiều; lãi suất kỳ hạn tăng lên, lãi suất trung bình khoản vay giảm xuống... Bên cạnh thuận lợi, thách thức dễ thấy là tính bất định của dịch Covid-19. Nếu sử dụng hết dư địa tài khóa sẽ có rủi ro, phải giữ lại để đề phòng. “Ước tính trung bình, Việt Nam phải dành từ 0,8-1% GDP cho các chi phí về y tế, đặc biệt y tế dự phòng trong giai đoạn 2-3 năm tới. Do đó, nếu sử dụng gói tài khóa quá lớn, dư địa còn lại không nhiều", ông Vũ Sỹ Cường nói.
Đảm bảo an toàn tài chính quốc gia
Xung quanh đề xuất về triển khai gói chính sách tài khoá hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế thời gian tới, ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, các gói hỗ trợ tài khóa là hết sức cần thiết trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cũng không kém phần quan trọng khi nền kinh tế bước sang giai đoạn chuyển tiếp hướng tới phục hồi. Điều quan trọng là cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn, đáp ứng các tiêu chí kịp thời, đúng đối tượng, đủ dài, đủ bao trùm.
Ông Nguyễn Minh Cường nhấn mạnh đầu tư công sẽ tiếp tục là “trụ đỡ” của phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. “Đầu tư vào cơ sở hạ tầng bền vững sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn hậu Covid-19. Vì vậy, cần tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công như một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022 - 2023 để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh việc chú trọng ưu tiên đẩy mạnh giải ngân các dự án lớn, dự án quan trọng quốc gia có sức lan tỏa lớn đang trong quá trình thực hiện, có thể đẩy mạnh thực hiện các công trình tại địa phương, trùng tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng sẵn có như kinh nghiệm của một số nước khác trong khu vực”, ông Cường nói.
Đưa ra đề xuất cụ thể về chính sách tài khoá trong thời gian tới, ông Cấn Văn Lực nêu rõ: Tiếp tục giảm thuế giá trị giá tăng, giảm phí bảo hiểm xã hội, thuế bảo vệ môi trường; giảm thuế, phí trước bạ ô tô trong nước; có bảo lãnh vay vốn cho DN nhỏ và vừa, cùng với đó là ứng trước các chi phí như tiền lương, phòng chống dịch cho DN nhỏ và vừa, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng trong 2 năm tới…
Với chính sách tiền tệ, ông Lực đề xuất tiếp tục thực hiện Thông tư 14/2021/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước; sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở (cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp) để hỗ trợ các tổ chức tín dụng duy trì lãi suất ở mức thấp; nghiên cứu giữ nguyên tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn; tiếp tục hoàn thiện thể chế, quy định để các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tham gia cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh; đề xuất phương thức luật hóa xử lý nợ xấu…
Dành nhiều sự quan tâm cho khâu tổ chức thực hiện, ông Cấn Văn Lực đề nghị cần tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ, đảm bảo các chính sách phát huy hiệu quả. Ngoài ra, cần tính toán tác động và có giải pháp kiểm soát rủi ro các cân đối lớn (nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ…); kiểm tra, giám sát chống lãng phí, lợi ích nhóm…
Trong dài hạn, ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, khi nền kinh tế đã dần phục hồi, vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa cũng giảm dần, cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu và cải thiện hiệu quả chi ngân sách nhà nước để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong vòng 3 - 5 năm sau, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2025.
Đưa ra cái nhìn tổng thể, bao quát các chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý để nâng cao hiệu quả phục hồi, phát triển kinh tế, cần phối hợp một cách linh hoạt, hài hòa, hiệu quả chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách đầu tư, thương mại, dịch vụ.
“Có sự phối hợp hài hòa, hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô này mới sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ cho Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách đưa ra phải được đánh giá tác động kỹ lưỡng, có thể chấp nhận trong giai đoạn ngắn hạn, có thể các chỉ tiêu thay đổi nhưng về dài hạn phải bảo đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia và cân đối với khả năng vay, trả nợ, khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Các chính sách huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực cũng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, tham nhũng…”, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh bày tỏ quan điểm.
Tin liên quan
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
09:53 | 27/08/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi khi thẩm thấu chính sách mới
08:46 | 26/07/2024 Kinh tế
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics