Lo ngại rủi ro lừa đảo thương mại quốc tế trong bối cảnh phức tạp tại Trung Đông
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp về tình trạng căng thẳng tại Biển Đỏ Cước vận tải container tăng vọt do căng thẳng tại Biển Đỏ, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo khẩn |
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ sụt giảm trong thời gian tới do ảnh hưởng tình hình tại Trung Đông |
Chuỗi cung ứng bị đảo lộn
Ông Trần Trọng Kim, Tham tán thương mại Việt Nam tại Arab Saudi cho biết, do ảnh hưởng xung đột tại Trung Đông, các công ty vận tải phải đi đường vòng qua châu Âu, châu Phi, thay vì đi qua kênh đào Suez. Trọng tải tàu vào kênh đào Suez đã giảm 42%, trong khi tổng tải trọng vào Mũi Hảo Vọng tăng 87%… Một loạt tập đoàn đoàn dầu mỏ như DP, hãng tàu quốc tế Evergreeen đã từng tạm dừng tất cả chuyến vận tải qua Biển Đỏ hoặc lệnh cho tàu rời khỏi khu vực… Những điều này làm tăng thêm chi phí, chậm trễ giao hàng trong quý 2/2024.
Đặc biệt, sau cuộc trả đũa của Isreal và Iran gần đây, tình hình càng thêm căng thẳng khiến đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam giảm, du khách từ Việt Nam không thể đến các điểm quanh khu vực Trung Đông.
Qua theo dõi tình hình sở tại, ông Kim cho biết, các hải trình hàng hóa thời gian qua bị ảnh hưởng đã tác động đến giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Arab Saudi. Các tàu phải thay đổi lịch trình giao hàng, thời gian lên đến 15 ngày; công ty vận tải tăng giá cước tới 15%... Do đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới.
Bà Lê Thị Thanh Minh, Trưởng phòng Châu Âu, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương cũng thông tin, giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang châu Mỹ, châu Âu vào đầu năm 2024 đã tăng cao so với cuối năm 2023. Đến tháng 3/2024, giá cước có giảm nhưng vẫn cao hơn bình quân những năm trước 20%.
Không chỉ cước tàu tăng, các phụ phí cũng tăng mạnh, tăng không báo trước gây bức xúc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, thời gian vận chuyển kéo dài 10-15 ngày khiến chuỗi cung ứng bị đảo lộn, chậm trễ. Căng thẳng Biển Đỏ còn kéo theo tình hình thiếu container rỗng, giá container rỗng cao. Những biến động trên thế giới cũng khiến giá dầu thô tăng, ảnh hưởng chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Nhiều lưu ý để tránh rủi ro
Bà Lê Thị Thanh Minh cho biết, để giảm thiểu tác động tiêu cực cho xuất khẩu, Bộ Công Thương đã trao đổi với các doanh nghiệp, hiệp hội logistics xem xét tuyến đường thay thế bằng đường tàu hoặc kết hợp đa phương tiện (đường bộ, đường tàu biển, đường sắt,…). Bộ Công Thương cũng khuyến cáo các doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung hàng hóa, khi ký kết hợp đồng cần lưu ý các điều khoản bất khả kháng, mua bảo hiểm đầy đủ để tránh rủi ro. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường cập nhật thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải để nắm bắt sớm thông tin.
Các nhà quan sát cho rằng căng thẳng Biển Đỏ chưa kết thúc sớm nên doanh nghiệp cần chủ động có kế hoạch ứng phó.
Ông Trần Trọng Kim cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần tăng cường đầu mối nhập khẩu không đi qua Biển Đỏ vì hiện nay vẫn còn một số cảng trong khu vực không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, khi giao dịch với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng ở khu vực này, doanh nghiệp Việt Nam cần ký hợp đồng thanh toán qua dạng thư tín dụng L/C, ký hợp đồng bảo đảm. Nếu có khách hàng thanh toán trước càng tốt. Đặc biệt, không trả trước bất kỳ một khoản phí nào như phí môi giới hợp đồng, phí hóa đơn vì đây là lừa đảo.
Đặc biệt, các hoạt động mời tham gia đơn hàng lớn, giá tốt cho các mục tiêu nhân đạo, cứu trợ cần được xác minh qua kênh Đại sứ quán và thương vụ Việt Nam tại đây để được hỗ trợ, tránh bị lừa đảo.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cũng nhấn mạnh, khi triển khai hợp đồng, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý, tham vấn ý kiến các chuyên gia pháp lý, chuyên gia thị trường và đặc biệt thận trọng vì trong giai đoạn hiện nay có thể xuất hiện hiện tượng lừa đảo trong thương mại quốc tế.
“Doanh nghiệp Việt thường khá hời hợt khi ký hợp đồng, chỉ quan tâm lời lỗ, ký xong mới phát hiện ra bị hớ. Trong khi đó, doanh nghiệp muốn có quan hệ làm ăn bền vững phải bám sát các quy định quốc tế và cần có sự tham gia của các chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm giao dịch an toàn. Có biện pháp quản trị rủi ro, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đưa vào kế hoạch của doanh nghiệp” – ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về quy định xử lý tranh chấp khi ký hợp đồng thương mại quốc tế phải. Doanh nghiệp thường có thói quen xử lý tranh chấp là đưa ra tòa, trong khi thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hòa giải là lựa chọn cần thiết.
Bên cạnh đó, thị trường quốc tế hiện nay là thị trường của người mua nên doanh nghiệp cần lưu ý chọn trung tâm trọng tài quốc tế ở Việt Nam để có lợi về chi phí và điều kiện hơn, bảo đảm pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
07:53 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
20:25 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng với Hải quan BR-VT và Đồng Nai
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform