Lũ chồng lũ: Thủy điện không phải “tội đồ" nhưng cần quản lý chặt
Các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Ảnh: ST |
Loại bỏ gần 500 dự án thủy điện nhỏ
Theo báo cáo mới nhất về thủy điện của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), xét chung trong hệ thống điện quốc gia, các dự án thủy điện đang vận hành chiếm tỷ trọng khoảng 40% về công suất lắp đặt và khoảng 37% về điện năng, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục kiểm tra, rà soát lại các dự án thủy điện trên tinh thần Nghị quyết 62/2013/QH13 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện. Kết quả rà soát liên tục qua 8 năm liên tục (từ 2012-2019), Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh xem xét loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện.
Theo Bộ Công Thương, về quy hoạch bậc thang thủy điện trên các dòng sông lớn, Bộ Công Thương cho biết đã vận hành phát điện 88 công trình (16.123,9 MW); đang thi công xây dựng 15 dự án (1.012,7 MW); đang nghiên cứu đầu tư 13 dự án (1.612,5 MW); có 3 dự án (128 MW) chưa nghiên cứu đầu tư. Đối với quy hoạch thủy điện nhỏ, số liệu của Bộ Công Thương cho thấy đã vận hành phát điện 342 công trình (công suất 3.582,66 MW); đang thi công xây dựng 158 dự án (2.122,75 MW); đang nghiên cứu đầu tư 300 dự án (3.121,65 MW); chưa nghiên cứu đầu tư 69 dự án (622,8 MW). |
Một trong những nội dung rất đáng quan tâm trong phát triển thủy điện là thủy điện được xây dựng gây ảnh hưởng đến diện tích rừng tự nhiên. Các chủ đầu tư phải thực hiện trồng bù rừng bị mất do dự án thủy điện. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), tính đến thời điểm tháng 9/2019, sau khi rà soát cho thấy các dự án thủy điện chiếm dụng khoảng 30.305 ha rừng trên địa bàn cả nước. Hiện nay, diện tích đã trồng bù rừng là 33.735 ha, đạt 111,3% so với diện tích phải trồng tại các dự án thủy điện trên địa bàn cả nước.
Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, từ năm 2011 đến nay, Bộ Công Thương đều đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh tiến hành rà soát các dự án thủy điện hàng năm, riêng năm 2013 đã có cuộc rà soát quy mô khi Bộ trực tiếp đến từng tỉnh để rà soát. Trong quá trình rà soát, Bộ Công Thương đã có các cảnh báo về ảnh hưởng đến môi trường nước, mức độ chiếm đất rừng gửi đến các địa phương và kiến nghị các địa phương rà soát lại. Thời gian gần đây, những cảnh báo chủ yếu liên quan đến đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng tự nhiên.
“Riêng với đất rừng tự nhiên, từ năm 2016 Bộ Công Thương đã khuyến cáo các tỉnh không đưa vào quy hoạch. Với rừng phòng hộ, phải có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân đồng ý về chủ trương chuyển đổi rừng phòng hộ chúng tôi mới đưa vào quy hoạch nhưng số lượng này không nhiều. Tất cả các yêu cầu mà Bộ Công Thương đưa ra đều là hạn chế tối đa đất rừng, từ đất rừng sản xuất đến đất rừng phòng hộ, riêng đất rừng tự nhiên tuyệt đối không thực hiện chủ trương đầu tư”, ông Quân cho hay.
Quản lý chặt đầu tư dự án thủy điện
Có thể nói, suốt bao năm qua vai trò quan trọng của thủy điện trong hệ thống điện quốc gia là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trước và trong mỗi mùa mưa bão, lũ lụt, câu hỏi thủy điện có gây lũ chồng lũ, thủy điện có phải “tội đồ” khiến người dân trở tay không kịp lại được xới đi xới lại.
Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn phân tích: “Từ thời Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc đã trị thủy bằng việc đào các hồ. Còn thời nay, ngoài hồ thủy lợi thì còn có hồ thủy điện, cho nên các hồ thủy điện là có lợi. Tôi rất bực mình khi ai đó nói thủy điện gây ra lũ chồng lũ”.
Khẳng định lũ lụt không phải do thủy điện, song vị chuyên gia này đặc biệt lưu ý đến khía cạnh điều tiết của con người. “Lũ chồng lũ, chưa mưa đã ngập có trường hợp là do điều tiết. Có trường hợp hồ chưa đầy địa phương đã yêu cầu xả. Đáng nhẽ, địa phương nên nắm được đỉnh lũ là khi nào thì hãy cho xả, chưa đến đỉnh lũ mà cho xả thì không tránh khỏi ảnh hưởng đến hạ du”, ông Sơn nói.
Trên thực tế, trong quá trình vận hành hồ thủy điện, không phải chủ đầu tư nào, địa phương nào cũng làm tròn trách nhiệm. Tại báo cáo trả lời chất vấn trong lĩnh vực Công Thương gửi Quốc hội mới đây, Chính phủ đã điểm danh một số dự án thủy điện chưa tuân thủ quy định. Điển hình như, sau khi kiểm tra đột xuất công trình thủy điện Đăk Kar, Bộ Công Thương đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai đối với chủ đầu tư xây dựng công trình thủy điện Đăk Kar và chuyển Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông xử lý theo thẩm quyền. Còn sau khi kiểm tra công tác vận hành hồ chứa thủy điện Sử Pán 1, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương Lào Cai lập biên bản vi phạm hành chính và Thanh tra Sở Công Thương Lào Cai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với chủ đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sử Pán 1 theo thẩm quyền với số tiền phạt là 120 triệu đồng.
Lý do là bởi, trong mùa lũ năm 2019 khi xuất hiện lũ đặc biệt lớn làm mực nước hồ chứa dâng nhanh, có nguy cơ gây mất an toàn đập nên chủ công trình đã thực hiện vận hành xả lũ khẩn cấp hồ chứa thủy điện Sử Pán 1 trong khi chưa thông báo, cảnh báo cho các cơ quan chức năng và nhân dân vùng hạ du làm việc ứng phó lũ lụt tại vùng hạ lưu không kịp thời.
Chuyên gia năng lượng Nguyễn Mạnh Hiến, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Việt Nam cũng đánh giá, những năm trước đã có tình trạng đập thủy điện bị vỡ, gây ngập lụt, lũ xảy ra nhưng không có nhiều hậu quả nghiêm trọng. Năm nay, việc xả lũ đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Trong đầu tư các dự án thủy điện, Nhà nước cần quản lý, có chính sách tốt hơn; quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, dân cư, các công trình xung quanh đập thủy điện…
Xoáy sâu vào việc đầu tư các dự án thủy điện nhỏ, vị chuyên gia này phân tích, khi xây dựng các dự án thủy điện nhỏ có khá nhiều rủi ro. Các dự án này không qua Bộ Công Thương mà do địa phương thẩm tra nên có nhiều công trình sau khi đi vào vận hành đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều công ty xây dựng không quan tâm đến chất lượng mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ điện, gỗ rừng, các kim loại quý khi thực hiện thi công… “Để bảo đảm an toàn, khi xây dựng các công trình thủy điện nhỏ, Nhà nước nên có những quy định rõ ràng hơn, siết chặt trong quản lý; đặc biệt không nên phát triển quá nhiều thủy điện nhỏ khi không cần thiết mà cần có những chính sách chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu cũng như những khu dân cư xung quanh”, ông Nguyễn Mạnh Hiến nói.
Tin liên quan
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội tiếp tục báo động lũ cấp 1 trên sông Đà, cấp 2 trên sông Hồng
19:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics