Luật Kinh doanh bảo hiểm: Cơ sở pháp lý vững chắc thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển vượt bậc
Doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với thách thức gia tăng | |
Tiền doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế ngày càng tăng |
Hiện nay quy mô thị trường bảo hiểm ngày càng lớn. Ảnh: Internet. |
Thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển vượt bậc
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2010 và năm 2019). Các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm về cơ bản không làm thay đổi kết cấu, nội dung cơ bản của Luật Kinh doanh bảo hiểm mà chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều để đáp ứng cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (Luật số 61/2010/QH12) và Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Luật số 42/2019/QH14).
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, sau hơn 20 năm thi hành, các chính sách này đã phát huy tác dụng, là căn cứ, cơ sở pháp lý để xây dựng khung khổ pháp lý vững chắc, minh bạch cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng đa dạng của các tổ chức, cá nhân; đảm bảo sự hài hòa giữa quản lý giám sát thận trọng và tạo sự chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2000-2020, thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng nhanh vượt bậc so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng được duy trì trong thời kì dài, bất chấp khủng hoảng tài chính thế giới hay tác động bất lợi khác. Các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân trên 20%/năm. Hiện nay, thị trường bảo hiểm có 73 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đã góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội. Đến cuối năm 2020, thị trường bảo hiểm đã tạo công ăn việc làm cho gần 1.000.000 lao động với thu nhập ổn định.
Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng. Hiện nay, khoảng 11,9 triệu người tham gia bảo hiểm nhân thọ, tương đương hơn 10% dân số, 4 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, sức khỏe ngắn hạn; 12 triệu học sinh được bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn; 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không; trên 12 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt; 1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn hành khách vận chuyển đường bộ.
Bảo hiểm vi mô hiện đã bước đầu được triển khai bởi cả doanh nghiệp bảo hiểm và triển khai thí điểm bởi Hội Liên hiệp phụ nữ nhằm tương trợ giữa các hội viên. Đến nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm vi mô khoảng 200 nghìn hợp đồng (tương đương 0,2% dân số cả nước). Những người được bảo hiểm nói trên được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của nền kinh tế-xã hội, là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác. Hiện có khoảng 2.894 sản phẩm bảo hiểm thuộc tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm.
Mạng lưới hoạt động của thị trường bảo hiểm được mở rộng, tính đến nay, có 73 doanh nghiệp bảo hiểm và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với hàng nghìn chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi cả nước đang hoạt động nhằm tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng từ khâu bán hàng, chăm sóc và thực hiện bồi thường.
Đáng chú ý, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại hình tài sản của mọi thành phần kinh tế từ Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp, nông nghiệp đến các ngành dịch vụ. Trong giai đoạn 2000-2020, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 340.000 tỷ đồng.
Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đã góp phần thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế. Trong hiệp định tự do hoá thương mại song phương và đa phương, lĩnh vực bảo hiểm luôn cam kết với lộ trình và mức độ mở cửa thị trường cao so với các nước trong ASEAN và Châu Á, tạo điều kiện thúc đẩy hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Đồng thời, thu hút thêm các nhà đầu tư lớn từ các lĩnh vực khác nhau thuộc các nước thành viên, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ
Bộ Tài chính khẳng định, các nội dung của Luật Kinh doanh bảo hiểm đang góp phần quan trọng trong thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
Đơn cử như chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ (2011-2013). Thống kê cho thấy, tổng số phí bảo hiểm thu được là 394 tỷ đồng; tổng số tiền bồi thường là 712,9 tỷ đồng. Chương trình thí điểm đã hoàn chỉnh cơ chế chính sách về thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp; góp phần thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành TW khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Sau giai đoạn thí điểm, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 về bảo hiểm nông nghiệp và các Quyết định để thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp tại Nghệ An (bảo hiểm cây lúa), Hà Giang và Bình Định (bảo hiểm trâu, bò)....
Bên cạnh đó là việc triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ góp phần khuyến khích khai thác hải sản xa bờ nhằm hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Tính đến hết năm 2019, tổng giá trị bảo hiểm là 142.239 tỷ đồng; tổng số lượt tàu tham gia bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ là 40.252 lượt tàu cá; tổng số lượt thuyền viên được bảo hiểm là 422.500; tổng số phí bảo hiểm là 1.234 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2019, các DNBH đã bồi thường bảo hiểm với tổng số tiền ước đạt 804 tỷ đồng và hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền khoảng 192 tỷ đồng.
Ngoài ra, bảo hiểm cũng đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội mang tính chất cấp bách, đột xuất của Chính phủ. Ví dụ như sau các vụ rối loạn, gây mất trật tự xảy ra ngày 13-15/5/2014 tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, các doanh nghiệp bảo hiểm đã khẩn trương tạm ứng bồi thường 1.209 tỷ đồng cho 430 doanh nghiệp bị thiệt hại, góp phần khẳng định sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đảm bảo môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Tin liên quan
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics