Lý do Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích vì quyết định bỏ mặc liên minh do người Kurd dẫn đầu – lực lượng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria, đồng thời bật đèn đèn xanh cho cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực miền Bắc Syria có đông người Kurd sinh sống.
| |
Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ |
Quyết định của Tổng thống Trump đã vấp phải sự chỉ trích thậm chí từ chính các thành viên đảng Cộng hòa của ông. Họ gọi đây là “một sai lầm thảm họa” đồng thời kêu gọi ông xem xét lại quyết định của mình.
“Nếu Tổng thống vẫn kiên quyết muốn rút quân, ông cần phải biết rằng quyết định tồi tệ này sẽ dẫn tới việc “đồ sát” các đồng minh – những người đã chiến đấu với chúng ta, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em”, Ben Sasse, một thành viên đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Thượng viện nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump bảo vệ quan điểm của mình bằng một tuyên bố trên Twitter, nói rằng, mặc dù người Kurd “đã chiến đấu cùng chúng ta” nhưng họ đã được trả tiền và thiết bị để làm điều đó.
“Giờ là lúc chúng ta phải rút khỏi những cuộc chiến không hồi kết và đưa các binh sỹ của chúng ta về nhà”, ông Trump tuyên bố trên Twitter.
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn tấn công người Kurd ở Syria?
Người Kurd là dân tộc thiểu số lớn nhất thế giới mà không có đất nước riêng của mình. Có gần 35 triệu người Kurd đang sống dọc biên giới các nước Iraq, Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, dân số người Kurd cao nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Vấn đề nan giải trong cuộc khủng hoảng người Kurd có từ thời hậu Thế chiến 1, sau sự sụp đổ của Đế chế Ottoman khi Pháp và Anh vẽ ra bản đồ cho một Trung Đông thất bại trong việc hòa đồng các nhóm thiểu số sống khắp khu vực, điều đã khiến người Kurd sống rải rác khắp 4 nước khác nhau.
Suốt nhiều thập kỷ, họ đã đấu tranh để thành lập nhà nước người Kurd, trong khi đối mặt với các cuộc trấn áp từ các chính phủ. Điều này dẫn tới việc có nhiều nhóm người Kurd khác nhau khắp khu vực – một số là phiến quân, một số thì khác – như Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ, YPG ở Syria và Peshmerga ở Iraq cùng nhiều nhóm khác.
Khi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy ở Trung Đông năm 2014 và chia cắt các đường biên giới phía Tây khắp Syria và Iraq, thì người Kurd, một cách trùng hợp, nhận thấy chính mình là nhóm thành công nhất trong việc kiềm chế IS.
Sau đó, được Mỹ hậu thuẫn chống lại IS, cuộc chiến đã lôi kéo nhiều nhóm người Kurd khác lại với nhau. Họ nghĩ tới việc một nhà nước người Kurd có thể được hiện thực hóa một ngày nào đó nếu họ giúp Mỹ đánh bại IS.
Tuy nhiên, đối với những nước như Thổ Nhĩ Kỳ, vốn có cuộc chiến kéo dài với người Kurd tại khu vực Đông Nam nước này, lại nhìn thấy một bối cảnh phức tạp.
Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Thổ Nhĩ Kỳ đã vũ trang năm 1984 với mục đích thành lập khu vực tự trị người Kurd bằng vũ lực. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác trong đó có Mỹ, Australia, coi PKK là một nhóm khủng bố.
Dù các lãnh đạo người Kurd ở Syria nói rằng họ tách biệt với PKK thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi họ là nhánh mở rộng của PKK, và viễn cảnh về một lực lượng vũ trang người Kurd thống nhất, mạnh mẽ dọc biên giới Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ là điều mà Ankara không bao giờ mong muốn.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố sẽ “đánh bại” các lực lượng người Kurd mà ông nói là “khủng bố” và là mối đe dọa với an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.
Đằng sau quyết định bị chỉ trích của Trump
Lực lượng Mỹ đã làm việc bên cạnh các lực lượng người Kurd trên thực địa và đã cung cấp những hỗ trợ thiết yếu suốt nhiều năm cho cuộc chiến chống IS.
Nhiều người Kurd trong khu vực đã hy vọng rằng nếu và một khi chiến thắng trước IS, họ có thể hy vọng về việc thành lập một đất nước độc lập – động lực chính khiến họ tham gia vào cuộc chiến chống IS và liên minh với Mỹ.
Tuy nhiên, cũng giống như thời hậu Thế chiến 1, người Kurd lại bị đối xử một cách bất công.
Ví dụ, năm 2017, sau khi đánh bại IS ở Iraq, người Kurd ở Iraq đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân giành độc lập với hơn 90% số người ủng hộ. Tuy nhiên, các đồng minh phương Tây phản đối việc tổ chức trưng cầu ý dân này, và chính quyền Iraq cũng không công nhận tính hợp pháp của nó.
Sau đó, năm 2018, khi Mỹ tuyên bố đánh bại IS ở Syria, Tổng thống Trump đặt ra kế hoạch bắt đầu rút lính Mỹ khỏi Syria, nhưng sau những lời cáo buộc “bỏ rơi” đồng minh người Kurd, ông đã đình chỉ kế hoạch rút quân.
Tháng 8/2019, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý thiết lập một vùng đệm dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà giới chức người Kurd cũng bày tỏ sự ủng hộ và tiến tới dỡ bỏ các công sự biên giới trong bối cảnh có sự đảm bảo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tấn công.
Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi nhanh chóng khi Tổng thống Trump lại tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi miền Bắc Syria.
Tương lai nào cho người Kurd ở Syria?
Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đã cảnh báo việc để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào miền Bắc Syria đồng nghĩa với việc gửi đi một thông điệp đầy bất trắc tới các đồng minh của Mỹ trên toàn cầu.
“Nó sẽ mở ra những mặt trận mới trong cuộc xung đột và hàng trăm nghìn người mất nhà ở trong khu vực sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo”, Eric Schwart, người đứng đầy tổ chức Người tị nạn quốc tế nói.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập “vùng an toàn” 32km dọc biên giới Syria với hy vọng sử dụng khu vực này để hồi hương 3,6 triệu người Syria hiện đang sống tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông Schwartz cho rằng kế hoạch này là vô trách nhiệm và đặt cuộc sống của họ vào rủi ro”.
“Với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd ở Syria có thể mất tất cả”, Wladimir van Wilgenburg, một nhà phân tích, đồng thời là tác giả cuốn sách “Người Kurd ở miền Bắc Syria”.
Theo ông Van Wilgenburg, SDF đã dỡ các hào chiến đấu và công sự vì lời hứa từ các quan chức Mỹ rằng sẽ không có cuộc tấn công nào. Nhưng sau 1 cuộc gọi của Erdogan, ông Trump đã thay đổi suy nghĩ.
Ông Van Wilgenburg cũng nói rằng, dù người Kurd để ngỏ việc đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ, thì họ vẫn sẵn sàng tự bảo vệ mình trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Họ đã rút các lực lượng khỏi các khu vực biên giới với chính quyền Syria như ở giếng dầu Oman”, ông nói. Họ cũng có thể chuyển hướng tới chính quyền Tổng thống Bashar al Assad thỏa thuận.
“Tuy nhiên, đó sẽ là một cuộc mặc cả rất khó khăn”, ông nói./.
Tin liên quan
Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEAN
09:02 | 28/07/2024 Nhìn ra thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo ký quỹ trong vụ điều tra chống lẩn tránh pin năng lượng mặt trời
16:05 | 05/04/2024 Kinh tế
Xung đột Hamas-Israel: Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách chuyển hàng cứu trợ bị mắc kẹt
11:39 | 13/02/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform