Mạnh dạn giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước
Mở rộng quyền tự chủ
Theo ông Nguyễn Quang Tuấn, Ban Nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), hiện các DNNN vẫn bị cản trở tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đổi mới sáng tạo. Mặc dù Đảng đã có chủ trương “có chính sách cho DNNN đầu tư phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm và đầu tư vào đổi mới sáng tạo”, song chưa được thể chế hóa… Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Quang Tuấn khuyến nghị, trước hết, cần mở rộng quyền tự chủ cho DNNN, chuyển đổi chính sách từ quản lý đầu vào sang quản lý mục tiêu và quản lý dựa trên kết quả. Cùng với đó, cần nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh đổi mới tư duy trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ; hỗ trợ tốt hơn đối với DN trong công tác dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN. Cần ban hành các chính sách hướng dẫn cụ thể để DNNN có thể tham gia vào đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào đổi mới sáng tạo…; đồng thời, xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể để phát triển các DN tiên phong, dẫn dắt về công nghệ bắt nhịp với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển kinh tế số…
“Cần thay đổi tư duy, coi DNNN như DN tư nhân, đồng thời hỗ trợ tốt DN trong dự báo, định hướng cũng như có những cảnh báo tốt đối với DN... Đặc biệt, mạnh dạn trao quyền hoặc giao nhiệm vụ cho một số DNNN, xác định rõ một cơ quan có nhiệm vụ quản lý chung đối với hệ thống DNNN. Các bộ, ban, ngành cần tận dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý. Trao quyền, ‘cởi trói’ nhưng câu chuyện giám sát, quản lý phải làm tốt. Có như vậy, các DNNN mới phát huy hết được thế mạnh của mình”, ông Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh.
Nêu lên quan điểm để DNNN “bứt phá” được trong thời gian tới, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, trong DNNN hiện nay chỉ có người đại diện chứ không có người lãnh đạo thực sự. Trong khi ở các khu vực tư nhân, có Hội đồng quản trị, có thể quyết định tất cả mọi việc. Đây là gốc rễ của mọi vấn đề, không xử lý được 100% và phải có những bước đi cụ thể. Những năm qua DNNN luôn cố gắng nhất có thể trong việc phân vai rõ ràng, giảm thiểu những rủi ro và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Ở giai đoạn hiện nay và trong tương lai, sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong đó Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của các DNNN và tư nhân.
Đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN
Để nâng cao hiệu quả vai trò của DNNN trong phát triển nền kinh tế, TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần phải kiên quyết đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, cho dù có phải thu hồi vốn đầu tư với mức thấp nhất nhưng sẽ mang lại hiệu quả thị trường cao nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tái cấu trúc DN. Tái cấu trúc DNNN, phải đẩy nhanh việc thoái vốn, việc đầu tư ra ngoài ngành của các DNNN để các DN, tập đoàn kinh tế tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình nhằm tăng cường cạnh tranh, tạo thương hiệu, ứng dụng khoa học – công nghệ trong DNNN để dẫn dắt, lan tỏa cho nền kinh tế, còn các lĩnh vực khác để tư nhân, các thành phần kinh tế khác làm.
Song song với đó cũng cần xây dựng đội ngũ quản trị giỏi trong DNNN. Bởi bên cạnh những DNNN làm ăn thua lỗ, vẫn có nhiều DNNN kinh doanh có lãi vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng đầu tư ra nước ngoài, nhờ đội ngũ quản trị có năng lực đưa DN đi đúng hướng (như: Tổng công ty sữa Vinamilk, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel…).
Còn TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lại cho rằng, toàn bộ hệ thống chính sách về DNNN cần phải thay đổi theo nguyên tắc phân định rõ chức năng sở hữu (Nhà nước) và trả lại tất cả những chức năng thông thường của một DN. Cần thiết làm rõ nội hàm kinh tế Nhà nước là chủ đạo, DNNN là nòng cốt. Hoàn thiện quản trị bình đẳng, thống nhất giữa DNNN và DN khác, nhất là những khâu yếu như tuyển dụng, bổ nhiệm. Theo đó, xem xét sửa đổi Luật Quản lý sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và các văn bản hướng dẫn thực hiện với các định hướng đột phá, tạo sự chủ động cho các DNNN.
“Một số bất cập về quản trị DNNN gây hiệu quả hoạt động thấp như quyền chủ động của lãnh đạo, quản lý DNNN trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường còn bị hạn chế. Lãnh đạo DNNN e ngại khi ra quyết định, sợ bị quy kết, làm sai trong khung quy định cứng nhắc. Sai lầm không chỉ bị mất vốn, thiệt hại về kinh tế còn là sinh mạng chính trị. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, TS. Sang cho rằng, cần phải đẩy mạnh bắt nhịp nhanh hơn với Cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý. Bởi công nghệ sẽ góp phần hạn chế tốt vấn đề tham nhũng. Cùng với đó, thực hiện nghiêm túc những quy định trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý DNNN”, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh.
PGS.TS. Hồ Sĩ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Hiện, đang thiếu đầu mối đồng bộ các chính sách của các bộ, ngành với nhau. Cần phải phối hợp các bộ, ngành với nhau như thế nào để đẩy nhanh và các thủ tục đầu tư làm sao cho thuận lợi? Tăng phân cấp mà không tăng giám sát, đánh giá thì cùng không hiệu quả được. Bởi, cơ quan quản lý không phải người nắm chuyên môn sẽ rất khó đánh giá các yếu tố về kỹ thuật... Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần thay đổi một số chủ trương lớn để phát triển DNNN hiện nay. Cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác; củng cố, phát triển DNNN quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có thương hiệu lâu đời, bên cạnh khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đang ngày càng lớn mạnh sẽ là một trong những giải pháp quan trọng… Cùng với cải cách hướng kinh tế thị trường, việc tái cấu trúc DNNN luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình hàng chục năm nay. Bên cạnh câu chuyện DNNN tự nâng cao hiệu quả, là sự tạo dựng lòng tin cho thị trường, cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế: Cần xem xét còn tư duy bảo thủ giáo điều hay không – đó là những tư duy muốn tỷ lệ DNNN chiếm đa số trong nền kinh tế. Nên lấy hiệu quả tài chính làm thước đo quan trọng nhất. Nếu DNNN lấy khẩu hiệu là “hiệu quả kinh tế xã hội” thì đến khi thua lỗ họ rất dễ vin vào cớ “tại vì em làm ra hiệu quả xã hội là chính”. Chính vì vậy, cần giảm tỷ lệ DNNN chiếm 30% GDP xuống còn 15% GDP là phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay. Lấy hiệu quả tài chính là tiêu chí đánh giá. Nếu DNNN thua lỗ thì “loại” ngay. Xuân Thảo (ghi)
|
Tin liên quan
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp tận dụng thời cơ vàng để ứng dụng khoa học công nghệ
19:42 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
07:40 | 08/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TCIT- Hành trình 15 năm khẳng định tầm vóc cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
09:27 | 07/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng Standard Chartered bổ nhiệm Tổng giám đốc người Việt đầu tiên tại Việt Nam
15:23 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank tiếp tục lọt Top 20 cổ phiếu có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường
09:28 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Soi loạt doanh nghiệp có giám đốc vừa bị hoãn xuất cảnh
16:08 | 05/09/2024 An ninh XNK
Kwong Lung Meko được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
08:55 | 05/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hợp tác quốc tế là chìa khóa để mở thị trường carbon Việt Nam
19:55 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chia thêm room tín dụng, động lực cho các ngân hàng cạnh tranh
15:37 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
U&I Logistics cung cấp giải pháp phục vụ cho thị trường chuỗi cung ứng lạnh tại Đồng bằng sông Cửu Long
14:59 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn chiếm tỷ lệ cao
14:53 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đội trực thăng Super Puma của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đạt 75.000 giờ bay
14:50 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam chung tay phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
13:41 | 04/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển
12:16 | 03/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Kiểm soát cổ đông lớn tại các ngân hàng
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics