Muốn bước ra thế giới, doanh nghiệp nên tập trung R&D
Tăng đầu tư R&D và lợi ích Tổng thống Hàn Quốc thăm Trung tâm R&D của Samsung, đối thoại với thế hệ tương lai số |
TS Lương Việt Quốc và ông J.T VonLunen, Chủ tịch RMUS bên "siêu phẩm" Hera. Ảnh: NVCC |
Thưa ông, một trang web chuyên kinh doanh drone của Mỹ là SUASNEWS đã nhận xét “Hera hiện là thiết bị drone duy nhất trên thế giới có 12 ưu điểm vượt trội”. Xin ông chia sẻ đôi chút về điều này?
Khi được giới thiệu tại một triển lãm ở Mỹ, Hera đã gây choáng ngợp cho giới công nghệ với hàng loạt ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm đang hiện hữu trên thị trường. Cụ thể, Hera có kích thước nhỏ gọn, bỏ vừa ba lô để một người có thể mang theo dễ dàng, nhưng lại có sức nâng lên tới 15kg khi bay, tức là gấp 7 lần so với sản phẩm cùng loại. Bên cạnh đó, trong khi các drone trên thị trường chỉ có thể mang được 1 thiết bị thì Hera có thể mang được 3 thiết bị, nên sẽ vượt trội hơn về khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Để làm ra được một Hera ưu việt như vậy, hành trình hẳn là không hề dễ dàng, thưa ông?
Để có thể vượt lên phía trước thì luôn cần phải có thời gian tích lũy. Với RtR, khoảng thời gian đó là 8 năm. Trong đó, 3 năm đầu tiên là thời gian tìm tòi, học hỏi để biết thế giới đang làm gì; 3 năm tiếp theo là đuổi kịp và sản xuất ra sản phẩm tương tự như của thế giới và 2 năm còn lại là thời gian vượt lên.
Một công ty mới thành lập sẽ phải đối mặt với 3 khó khăn chính là tài chính, nhân lực và công nghệ. Trong số này, nếu xác định được gốc rễ và giải quyết được thì sẽ giải quyết luôn những khó khăn còn lại, nếu không sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Và tôi cho rằng thách thức lớn nhất chính là công nghệ, nghĩa là phải có phát minh. Khi đã phát minh ra được thứ vượt trội so với thế giới thì sẽ có người rót tiền vào công ty và sẽ có người giỏi tìm đến với mình.
Khách hàng của RtR đã mua Hera theo hình thức nào, thưa ông?
Đây là một câu hỏi rất hay, bởi hình thức bán như thế nào và bán cho ai là một sự khác biệt rất lớn. Khách hàng mua Hera là RMUS - một nhà phân phối drone chuyên nghiệp tại Mỹ với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này. RMUS đã ứng trước tiền cho RtR để sản xuất Hera. Đến nay, họ đã ứng trước theo tiến độ là 75%. Điều này nghĩa là họ hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của mình. Trên website của RMUS, Hera được niêm yết giá là 58.000 USD.
Sau đơn hàng đầu tiên với RMUS, hiện RtR đang có rất nhiều khách hàng tiềm năng. Trong đó có 1 khách châu Âu cũng đã ứng tiền để đặt mua drone. Dự kiến trong 12 tháng tới, giá trị đơn hàng có thể lên tới vài chục triệu USD. RtR đang xây dựng nhà máy tại Khu công nghệ cao và sẽ đi vào vận hành từ năm 2024. Khi đó năng lực sản xuất sẽ tăng khoảng 10 lần, lên vài ngàn chiếc mỗi năm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Vậy định hướng của RtR trong tương lai là gì, thưa ông?
Tôi muốn RtR sẽ trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và chế tạo drone quan trọng của thế giới. Và RtR sẽ tạo sự khác biệt ở 2 điểm. Thứ nhất là tính sáng tạo, có nghĩa sẽ là một trung tâm mạnh về phát minh, đưa ra những phát minh mới. Thứ hai là độ tin cậy về dữ liệu người dùng và năng lực cung ứng. Cơ sở để RtR thuyết phục khách hàng về những điểm này chính là khả năng làm chủ về thiết kế và công nghệ sản xuất, bởi toàn bộ thân máy và bo mạch điện tử đều do RtR thiết kế và sản xuất.
Lĩnh vực công nghệ đòi hỏi sự cải tiến và đi trước đối thủ một cách liên tục. Hera hiện đã là sản phẩm drone tốt nhất thế giới, nhưng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm cho nó tốt hơn nữa. Thế giới đang kỳ vọng sản phẩm drone sẽ có đủ thông minh để xử lý được vấn đề mà không cần phải có người điều khiển như hiện nay. Đây là một cuộc đua mà RtR mong muốn sẽ là một trong những công ty đầu tiên đưa ra được giải pháp.
Những kết quả đạt được ở thời điểm hiện tại là vô cùng ấn tượng, nhưng được biết ông cũng đã có một tuổi thơ rất vất vả. Ông có thể chia sẻ nhân duyên nào đã giúp bản thân vượt qua khó khăn để có được ngày hôm nay?
Người Việt thường hay nói về hai chữ “nhân duyên”. Trong đó “duyên” là những sự tình cờ, may mắn xảy ra mà cuộc đời ai cũng có thể gặp. Nhưng khi may mắn đến, mình có nắm bắt được hay không thì còn phụ thuộc vào “nhân”, tức là nội lực của mình. Trong suốt cuộc đời mình, hầu như tôi chưa ngừng học tập, đặc biệt là học tiếng Anh. Nhờ đó, tôi đã nắm được cơ hội nhận học bổng Fulbright du học tại Mỹ. Từ đó, tôi đã tiếp nhận được rất nhiều kiến thức chuyên môn và phát triển bản thân về mặt tư duy, kỹ năng…
Sau khi học xong Tiến sĩ và đã thành lập DN tại Mỹ, lý do gì ông lại quyết định trở về Việt Nam?
Cả Mỹ và Việt Nam đều có những thế mạnh riêng để phát triển công nghệ và tôi trở về vì muốn kết hợp những thế mạnh này lại. Thế mạnh của Mỹ là điều kiện tiếp xúc với công nghệ tốt hơn cũng như điều kiện để thấy được xu hướng phát triển của thế giới. Còn Việt Nam có điểm mạnh về tài nguyên con người. Kỹ sư Việt Nam không hề thua kém kỹ sư Mỹ. Việt Nam cũng có những chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Nhiều nước đã qua Việt Nam mở nhà máy và thuê kỹ sư Việt Nam làm cho họ bởi họ thấy được thế mạnh và muốn tận dụng chính sách.
Từ những thành công đã đạt được, ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ?
Trong lĩnh vực công nghệ, nếu muốn bước ra thế giới thì các DN nên tập trung R&D để có phát minh. Phải phát minh ra cái mới để vượt lên trên thế giới thay vì sao chép và làm những phiên bản giá rẻ. R&D chính là chìa khóa mang lại sự hùng mạnh cho các quốc gia. Nếu Việt Nam ngày càng có nhiều công ty lựa chọn con đường R&D và phát minh thì sẽ càng phát triển và vươn lên mạnh mẽ. Như trường hợp Hàn Quốc đã vượt lên trên Nhật Bản trong ngành điện tử nhờ có những phát minh vượt trội. Trung Quốc hiện cũng đã bắt đầu đi theo con đường này và đã có những sản phẩm cạnh tranh ở tầm thế giới. Với nguồn tài nguyên chất xám sẵn có, Việt Nam cũng hoàn toàn có thể làm được như vậy.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
11:31 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform