Mỹ điều tra chống bán phá giá, xuất khẩu mật ong lao đao
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá mật ong | |
Hoa Kỳ chính thức điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam |
Toàn cảnh toạ đàm |
Phát biểu tại tọa đàm: “Ngành mật ong ứng phó với việc Mỹ điều tra chống bán phá giá” diễn ra sáng nay 2/11/2021, ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam xuất khẩu mật ong đi 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2020, xuất khẩu mật ong sang EU đạt trên 3.000 tấn; xuất khẩu sang Anh cũng tăng đáng kể…
Tại thị trường châu Á, Việt Nam hiện đã xuất khẩu mật ong sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, tính bảo hộ của thị trường Hàn Quốc rất cao; còn tại Nhật Bản Việt Nam chỉ đàm phán xuất khẩu được 150 tấn/năm và mỗi năm tăng thêm 5 tấn.
“Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang Indonesia, Malaysia. Đặc biệt, năm nay Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang và Ả Rập Saudi, Oman…”, ông Tâm nói.
Ông Đinh Quyết Tâm phân tích: Về chất lượng, mật ong là chất ngọt tự nhiên hoàn toàn, không có bất kỳ gia công nào của con người và là sản phẩm duy nhất ăn trực tiếp nên yêu cầu rất cao.
Theo quy định của EU và Mỹ, không cho phép dư lượng kháng sinh trong mật ong. Vì vậy, để xuất khẩu được sản phẩm vào 2 thị trường này cần phải qua 4, 5 bước kiểm tra từ trong nước cũng như nước ngoài. Mật ong Việt Nam hoàn toàn chấp nhận được tiêu chuẩn của các thị trường trong nước, quốc tế.
Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mật ong Việt Nam. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 30 năm xuất khẩu mật ong sang Mỹ, số lượng không ngừng tăng lên. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu gần 50.000 tấn mật ong sang Mỹ.
95% mật ong xuất khẩu của Việt Nam là xuất khẩu sang Mỹ. Điều đó có thể thấy vị trí quan trọng của thị trường này với mật ong Việt Nam.
Một số ý kiến nhìn nhận, việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) quyết định điều tra chống bán phá giá với sản phẩm mật ong từ Brazil, Ấn Độ, Ukraina, Argentina và Việt Nam vào giữa tháng 5/2021 đến nay đã tác động trực tiếp đến xuất khẩu cũng như thị trường sản xuất trong nước.
"Ngành mật ong đang phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, để đến khi xảy ra vụ việc dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về xuất khẩu. Giá mật ong đã xuống và rất nhiều người nuôi ong lo lắng. Hầu hết những doanh nghiệp trong ngành đều có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Người nuôi ong vốn cũng rất nhỏ nên động thái từ Mỹ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của người nuôi ong”, ông Chinh nói.
Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, Mỹ là thị trường có giá trị gia tăng cao mà mật ong Việt Nam xuất khẩu tới 95%. Đây là điều mơ ước của nhiều quốc gia. Nếu mất đi thị trường này sẽ thiệt thòi cho ngành nuôi ong, doanh nghiệp. “Chúng ta phải nhìn lại những vấn đề chưa làm được để cố gắng hoàn thiện, tránh mất đi thị trường lớn như Mỹ”, ông Thuỷ nói.
Ông Chinh đánh giá, thời gian tới cần đa dạng hóa hóa thị trường, mở rộng xuất khẩu ra nhiều nước khác trên thế giới; tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường như hiện tại. Doanh nghiệp và người dân cũng cần tập trung nhiều hơn nữa về chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng tốc sản xuất về số lượng.
Một số ý kiến cho rằng bên cạnh xuất khẩu nên tập trung vào khai thác thị trường nội địa 100 triệu dân.
“Sản phẩm mật ong có thể làm thực phẩm chế biến bảo vệ sức khỏe cho mọi người và mật ong cũng là sản phẩm làm đẹp cho người phụ nữ. Đó là hai lợi thế mang lại giá trị gia tăng cao cho mật ong. Tuy nhiên, khi quan tâm tới thị trường nội địa, hệ thống bán hàng, phân phối phải được thiết lập”, chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ đánh giá.
Ngày 14/5/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã quyết định điều tra chống bán phá giá với sản phẩm mật ong từ Brazil, Ấn Độ, Ucraina, Argentina và Việt Nam. Quyết định này được DOC đưa ra sau 20 ngày thụ lý đơn phản ánh từ Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ và Hiệp hội Mật ong Sioux. Theo đó, biên độ bán phá giá do DOC ước tính áp với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mật ong của Việt Nam là 47,56-138,23%. Thời gian điều tra là 12 tháng, có thể gia hạn thêm 6 tháng theo quy định của Mỹ. |
Tin liên quan
Hoa Kỳ rà soát hành chính thuế chống bán phá giá một số sản phẩm của Việt Nam
16:41 | 21/08/2024 Kinh tế
Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng từ Việt Nam
10:00 | 20/08/2024 Kinh tế
EU khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng xuất khẩu của Việt Nam
11:21 | 10/08/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics