Ngành bán lẻ “gồng mình” giữ thị phần
Vốn đầu tư “teo” dần
Theo Vụ Thị trường trong nước: Giai đoạn 2010-2017, mức tăng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10%/năm, đạt hơn 3.568 nghìn tỷ đồng vào năm 2016 và đạt hơn 3.234 nghìn tỷ đồng vào năm 2017. Mặc dù ở giai đoạn sau, từ năm 2011 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng tính chung từ 2006-2016, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5 tới 2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ. |
Bên cạnh áp lực cạnh tranh mãnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài, DN bán lẻ nội địa còn phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển.
Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay: Hiện nay, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại trong nước chưa được quan tâm đúng mức; đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng bán buôn, bán lẻ còn nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trung tâm logistics, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh…) tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh ở các thành phố, thị xã, thị trấn…
“Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng thương mại chưa được quan tâm. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước cho thương mại trong nước không đáng kể và có xu hướng giảm dần. Năm 2016, vốn đầu tư cho ngành đạt giá trị khoảng 13.101 tỷ đồng, đứng 14/18 ngành và chỉ chiếm 2,3% trong tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước (các năm 2010-2015, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư cũng chỉ xấp xỉ từ 2-3%)”, ông Hội nói.
Ông Hội phân tích thêm: Với hoạt động thương mại, vị trí đất là đặc biệt quan trọng. Hiện nay, quy hoạch ngành chưa gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ nên thiếu mặt bằng thuận lợi để bố trí hoạt động thương mại. Nếu có mặt bằng thì do quan điểm đất thương mại là loại đất dịch vụ nên giá thuê, giá đấu thầu cao trong khi DN phần lớn là vừa và nhỏ nên càng khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Liên quan tới câu chuyện của ngành bán lẻ, chuyên gia kinh tế Hoàng Thọ Xuân nêu quan điểm: “Trong bán lẻ, Việt Nam chưa có chiến lược, chưa có một chương trình tổng thể để phát triển các kênh phân phối. Nếu nói chính sách không quan tâm tới thương mại trong nước là không đúng nhưng các quy định, định hướng lại rải rác trong các văn bản khác nhau. Nguồn lực không có, rải rác mỗi thứ một chỗ thì không thể phát triển được. Nếu không nhanh chân, DN đầu tư nước ngoài sẽ chiếm hết thị trường. Hoặc chúng ta phải làm hoặc chúng ta đứng ra ngoài cuộc chơi”.
Củng cố doanh nghiệp “đầu tàu”
Chuyên gia Hoàng Thọ Xuân phân tích thêm: Người phân phối là người nắm rõ nhu cầu của thị trường, chi phối lại quá trình sản xuất. Các cơ sở bán lẻ phải có liên kết với cơ sở sản xuất, tạo thành chuỗi cung ứng, trước hết là những chuỗi phục vụ ngay tại địa bàn địa phương. Bắt đầu từ những cái nhỏ, phải trở thành một “cuộc cách mạng” để hình thành một loạt chuỗi cung ứng. Trong đó, Nhà nước phải có quan tâm, định hướng tới DN mang tính chỉ huy, “đầu tàu”. Chính DN chỉ huy quyết định thành công và việc vận hành của mặt hàng. Đây phải là trọng điểm trong chương trình phát triển toàn ngành thời gian tới.
Cũng theo chuyên gia Hoàng Thọ Xuân, DN bán lẻ Việt Nam cần tập trung đầu tư phát triển vào các thị trường ngách, thị trường nông thôn, điển hình như mô hình cửa hàng tiện lợi. “Mô hình cửa hàng tiện lợi là lựa chọn hợp lý cho các DN có số vốn hạn chế nhưng muốn bao phủ thị trường. Còn thị trường nông thôn là địa bàn đầy tiềm năng và đang bị bỏ ngỏ bao lâu nay. Đây sẽ những thế mạnh mà các DN trong nước có lợi thế “sân nhà” để cạnh tranh được với các DN FDI có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm quản trị, thương hiệu mạnh”, chuyên gia Hoàng Thọ Xuân nói.
Đứng từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Hội nêu rõ: Để phát triển ngành bán lẻ, nâng cao sức cạnh tranh của DN bán lẻ nội địa, một trong những giải pháp thời gian tới là khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố, phát triển các tổng công ty, tập đoàn kinh doanh thương mại có quy mô kinh tế. Hiện nay, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên minh Hợp tác xã TP. HCM (Saigon Coop), Công ty CP Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái) đã trở thành các nhà phân phối lớn, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài, chiếm giữ thị phần đáng kể và có khả năng chi phối được tình hình thị trường xã hội về hàng tiêu dùng tại các đô thị, trọng tâm là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM , Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… Ngoài mạng lưới các cơ sở kinh doanh thương mại trực thuộc các tập đoàn, tổng công ty này (như siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm), giải pháp quan trọng còn là tiếp tục phát triển các cơ sở kinh doanh thương mại hoặc dịch vụ phụ trợ phục vụ thương mại khác theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp như sàn giao dịch điện tử, trung tâm logistics; chú trọng phát triển các chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại để “nối dài cánh tay”phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
“Liên quan tới phát triển mạnh mẽ các cửa hàng tiện lợi, định hướng là Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi kết hợp với hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng DN, từng bước “chuyển hóa” các cửa hiệu, quầy hàng của hơn 2 triệu hộ kinh doanh cá thể (tiểu thương) thành các cửa hàng tiện lợi, bán lẻ hàng hóa theo phương thức hiện đại, mở cửa cả ngày và liên tục trong tuần. Hàng hóa theo đơn đặt hàng với nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà NK, trong đó chủ yếu là từ các trung tâm bán buôn hiện đại; tiếp đó lựa chọn và khuyến khích các DN “hạt giống” liên kết các cửa hàng lại thành chuỗi cửa hàng tiện lợi, thay thế dần cho các hiệu tạp hóa, quầy hàng vỉa hè…”, ông Hội nói.
Xung quanh vấn đề này, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết thêm: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan tới phát triển hạ tầng thương mại. Trong đó, khâu quan trọng nhất là tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ, chú trọng tới việc hỗ trợ về kỹ năng quản lý cũng như đào tạo về kỹ năng chuyên môn cho lao động trong ngành…
Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1,3 triệu tỷ đồng Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ hàng hóa của cả nước trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. TP.HCM là địa phương có mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa cao nhất trong các tỉnh, thành phố với mức tăng trưởng 13,5% so với cùng kỳ 2017. Đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là Thái Nguyên (tăng 13%) và Bắc Giang (tăng 12,9%). Hà Nội chỉ xếp ở vị trí thứ 4 với mức tăng trưởng 12,6%. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ Việt Nam có xu hướng ổn định hơn từ năm 2010 trở lại đây. Mức sống tăng cùng với sự mở rộng của tầng lớp trung lưu và lối sống thành thị được cho là nguyên nhân chính khiến bán lẻ trở thành một lĩnh vực tiềm năng. M.h |
Tin liên quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics