Ngành Tài chính có đóng góp lớn cho sự ổn định kinh tế vĩ mô
TS. Lê Duy Bình |
Xin ông cho biết đánh giá của ông về kết quả điều hành tài chính ngân sách năm 2021 vừa qua?
Có nhiều ưu tiên mà ngành Tài chính phải lưu ý: những cải cách của ngành Tài chính vẫn phải tiếp tục được thực hiện để mang lại lợi ích trực tiếp cho các chủ thể trong nền kinh tế, cải cách thủ tục hành chính phải được chú trọng; phát triển thị trường chứng khoán theo hướng bền vững; đồng thời vẫn phải đa dạng hóa nguồn thu để thu ngân sách bền vững hơn; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế. |
Năm 2021 là năm rất khó khăn, đặt ra nhiều thách thức không chỉ cho ngành Tài chính mà nhiều ngành khác. Đại dịch Covid-19 đã mang lại những khó khăn và thách thức và những bài toán chưa có tiền lệ. Nó tác động đến nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế và là những đối tượng quản lý của chính sách tài chính như thuế, hải quan, chứng khoán...
Trong bối cảnh đó, ngành Tài chính phải tìm các biện pháp để hóa giải các khó khăn, thách thức, huy động và cân đối nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ và chính sách về phòng chống dịch, an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội. Ngành Tài chính đã là đơn vị yểm trợ hiệu quả cho việc thực hiện nhiệm vụ của những bộ, ngành khác.
Trong năm 2021, ngành Tài chính có đóng góp lớn cho sự ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh những chỉ số cân đối lớn trong lĩnh vực tiền tệ, những chỉ số vĩ mô liên quan tới chính sách tài khóa đóng vai trò trụ cột quan trọng của kinh tế vĩ mô. Cho tới thời điểm này, có thể thấy rằng khả năng cân đối ngân sách vẫn được giữ vững với mức thâm hụt ngân sách nằm trong ngưỡng an toàn, cơ cấu thu chi tiếp tục được cải thiện theo hướng bền vững hơn, nợ công và năng lực trả nợ vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, hay sự khởi sắc của chỉ số VN-Index.
Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn do đại dịch, ngành Tài chính vẫn tiếp tục kiên trì với quan điểm về kỷ luật ngân sách trước sức ép và áp lực rất lớn về việc linh hoạt hay du di ở biên độ rộng hơn trong kỷ luật ngân sách. Trước những áp lực như vậy, ngành Tài chính đã yểm trợ hiệu quả cho các ngành khác song vẫn duy trì được các nguyên tắc về kỷ luật ngân sách. Kiên trì và và vững vàng với các nguyên tắc về kỷ luật ngân sách sẽ tiếp tục góp phần quan trọng cho cân đối ngân sách, ổn định kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn.
Ông có đánh giá như thế nào về những chính sách hỗ trợ DN được ngành Tài chính thực hiện trong năm 2021 trong bối cảnh đảm bảo nguồn thu ngân sách?
Bên cạnh đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, quan trọng nhất là ngành Tài chính đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho DN với nguồn lực hỗ trợ lớn thông qua các biện pháp như giãn, giảm các loại thuế, giảm tiền thuê đất và một số loại phí. Điều này đã tiếp sức rất lớn cho DN. Song song với các biện pháp hỗ trợ đó, ngành Tài chính vẫn đảm bảo tiến độ thu ngân sách, đa dạng hóa nguồn thu theo hướng bền vững hơn. Đến thời điểm hiện tại, ngành Tài chính đã hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách. Đây là thành quả đáng ghi nhận, là điểm sáng nổi bật trong điều hành tài chính ngân sách của Bộ Tài chính trong năm qua.
Đáng chú ý, cùng với sự phục hồi trở lại của nền kinh tế, của DN trong lĩnh vực XNK thì thu XKN đã tăng mạnh mẽ, hỗ trợ lớn cho nguồn thu của ngành Tài chính, qua đó tiến tới có nguồn thu bền vững hơn. Mặc dù những khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng, những khó khăn do dịch bệnh nhưng ngành Hải quan đã có nhiều giải pháp hỗ trợ DN, điều này được thể hiện qua những con số cụ thể về lượng hàng hóa thông quan, số thu XNK đến thời điểm này.
Cùng với những thành quả nói trên, mặc dù trong một năm phải xoay trở với nhiều khó khăn, nhưng ngành Tài chính không quên những nhiệm vụ quan trọng là vẫn thực hiện các cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tiếp tục thực hiện chuyển mình sang nền tài chính hiện đại, số hóa ngành tài chính để hỗ trợ người dân và DN. Bất chấp đại dịch, các nỗ lực cải cách ngành thuế, đẩy mạnh ứng dụng hóa đơn điện tử, hiện đại hóa hải quan hay tái cấu trúc và hình thành Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam vẫn được triển khai thực hiện và đạt được kết quả đáng khích lệ.
Trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn do đại dịch, theo ông bài toán thu ngân sách nhà nước phải được giải như thế nào để đảm bảo tính hợp lý, vừa đảm bảo nguồn lực cho ngân sách quốc gia, đồng thời vẫn hỗ trợ tối đa cho DN?
Trong bối cảnh hiện nay, trước hết phải tiếp tục giữ được kỷ luật tài chính, đảm bảo sự công bằng trong thực hiện chính sách thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những DN đang hoạt động rất tốt, nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước, thì với những nhóm DN chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, DN yếu thế, những DN cần được nuôi dưỡng, ngành Tài chính nên tiếp tục mạnh dạn có các biện pháp hỗ trợ thêm cho DN trong việc thực hiện các chính sách thuế để DN có thể sớm phục hồi sản xuất và phát triển trong tương lai. Đây là thời điểm NSNN sẽ thể hiện mạnh mẽ hơn vai trò tái phân phối nguồn lực, sử dụng những nguồn lực từ những khu vực, DN hay người dân ít hoặc không bị ảnh hưởng để hỗ trợ các khu vực, DN hay người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Ngành Tài chính sẽ đóng vai trò tham mưu chính sách quan trọng để thực hiện việc tái phân bổ này hiệu quả nhất về mặt kinh tế và xã hội.
Hai là, từ nguồn thu NSNN, ngành Tài chính cân đối an ninh tài chính công, cân đối ngân sách, xác định hình thức nào đó để chi tiêu mạnh mẽ hơn cho một số nhóm DN có thể phục hồi mạnh mẽ, qua đó kích thích cho nhóm DN có tiềm năng phát triển. Nói cách khác, ngành Tài chính có thể sử dụng ngân sách một cách hiệu quả bằng cách sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, hỗ trợ cho DN, cá nhân kinh doanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, qua đó hỗ trợ phục hồi nền kinh tế. Việc hỗ trợ được thực hiện minh bạch, rõ ràng để DN có thể cảm nhận được cũng như sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ này.
Bên cạnh đó, ngành Tài chính có thể tham mưu, đề xuất nguồn lực cho các dự án đầu tư công hay đầu tư theo hình thức công tư nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng có tính kết nối lớn, xử lý dứt điểm những điểm nghẽn lớn nhất hiện nay về cơ sở hạ tầng, tạo sự đột phá về năng lực cơ sở hạ tầng trong một vài năm tới, qua đó mở ra không gian kinh tế mới cho DN, mở ra cơ hội đầu tư mới, giảm bớt chi phí logistics, chi phí vận tải cho DN và nền kinh tế. Đây cũng là cách để đầu tư nâng cao hiệu quả và quy mô của nền kinh tế, mở rộng nguồn thu cho NSNN trong tương lai.
Xin cho biết khuyến nghị của ông đối với công tác điều hành tài chính ngân sách năm 2022?
Năm 2022, ngành Tài chính vẫn cần tiếp tục tinh thần tích cực, linh hoạt, chủ động trong điều hành tài chính ngân sách như trong thời gian qua. Trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay thì linh hoạt, chủ động là cần thiết trên nguyên tắc vẫn đảm bảo kỷ luật về ngân sách. Ngành Tài chính là người trông nom “túi tiền quốc gia”, nên vẫn phải chú ý nguyên tắc hiệu quả trong chi tiêu, chống lãng phí, hỗ trợ tích cực cho việc phục hồi và phát triển kinh tế song đồng thời phải thận trọng để đảm bảo duy trì các cân đối vĩ mô. Bên cạnh đó, sự chủ động, linh hoạt cũng là các tố chất quan trọng vì chúng ta khó có thể dự đoán chắc chắn về sự thay đổi của bối cảnh kinh tế thế giới và trong khu vực sẽ diễn biến như thế nào trong bối cảnh đại dịch vẫn tiếp tục hoành hành trên toàn cầu. Hiện nay tình hình dịch bệnh đã tạm thời ổn định hơn, nhưng rõ ràng trước mắt vẫn còn rất nhiều khó khăn. Năm 2022 ngành Tài chính thậm chí có thể sẽ không có được những thuận lợi trong thu ngân sách như năm 2021 và đây cũng là khó khăn ngành Tài chính phải tính đến ngay từ thời điểm này.
Với nguyên tắc cẩn trọng, kỷ luật của người nắm túi tiền quốc gia, ngành Tài chính cần có tính toán và cân nhắc cẩn trọng về liều lượng cũng như cách thức triển khai các gói kích thích kinh tế, sao cho các gói kích thích đó mang lại hiệu quả cao nhất, có khả năng kích thích cao nhất đối với nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân, có tác động tích cực không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn, và đặc biệt là không làm tác động quá lớn tới sự ổn định về kinh tế vĩ mô và sự vận hành bình thường của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, các gói hỗ trợ cũng cần được thiết kế với sự hỗ trợ của ngành tài chính nhằm vươn tới những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, và tới những người lao động đang gặp khó khăn, những nhóm người yếu thế trong xã hội.
Cuối cùng, mặc dù có thể rất bận rộn với rất nhiều các chính sách về tài khóa, ngành Tài chính vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực cải cách thể chế, cải cách quy định pháp luật, thủ tục hành chính trong ngành nhằm mang lại lợi ích lớn hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt 288.493 tỷ đồng
14:52 | 27/09/2024 Hải quan
Hải quan Cao Bằng xử lý gần 8.000 tờ khai xuất nhập khẩu
10:24 | 27/09/2024 Hải quan
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
Tây mà là… của ta
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics