Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Quang cảnh phiên thảo luận từ điểm cầu Bộ Tài chính. |
Chủ đề chính của phiên đối thoại tập trung vào chính sách tài khóa, bao gồm hai nội dung chính: chia sẻ về quản lý chính sách tài khóa và mô hình dự báo thu ngân sách nhà nước; chia sẻ kinh nghiệm về khung quản lý rủi ro trong tài khóa.
Trao đổi kinh nghiệm của Canada trong việc hoạch định chính sách tài khóa và các công cụ để định lượng và điều chỉnh các chính sách này, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế quốc tế phức tạp, ông Nelson, chuyên gia đến từ Bộ Tài chính Canada cho biết, trước khi đại dịch xảy ra, Canada đã nghiên cứu và xây dựng các gói chính sách tài khóa phù hợp với các kịch bản suy thoái. Các chính sách này bao gồm các biện pháp như chuyển khoản trực tiếp cho cá nhân và doanh nghiệp, đầu tư công vào hạ tầng.
Hiện tại, chính sách tài khoá của Canada tập trung vào việc xây dựng các công cụ tài khóa linh hoạt, có thể nhanh chóng triển khai hoặc dừng lại khi cần thiết. Bộ Tài chính Canada nghiên cứu và phát triển các mô hình dự báo và phân tích tác động của chính sách ở cả cấp vĩ mô và cấp độ nhóm đối tượng cụ thể.
“Như các quốc gia khác, bao gồm cả Việt Nam, chúng tôi phụ thuộc vào các chương trình bình ổn hoá được lồng ghép vào hệ thống thuế. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi là tăng cường, nâng cao năng lực của các mô hình dự báo, kết hợp cả dự báo của khu vực tư nhân cũng như các nghiên cứu của Ngân hàng TW Canada và các nghiên cứu khác. Cùng với đó, chúng tôi nghiên cứu tìm kiếm dư địa để tiếp tục áp dụng các biện pháp kích thích tài khoá”, chuyên gia Canada cho biết.
Chia sẻ cụ thể về các chương trình bình ổn chủ động, chuyên gia Canada cho biết, quốc gia này có hai chương trình gồm chương trình bảo hiểm việc làm và chương trình hỗ trợ dựa trên hệ thống thuế lũy tiến.
Về chương trình bảo hiểm việc làm, chuyên gia Canada cho biết, người lao động mất việc sẽ được Chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó, đồng thời nhấn mạnh đây là một dạng chính sách an sinh xã hội chứ không phải là một chương trình bình ổn kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, chương trình cũng có hạn chế về tính linh hoạt và khả năng điều chỉnh nhanh chóng trong các tình huống khủng hoảng. Việc mở rộng hoặc điều chỉnh chương trình này đòi hỏi những thay đổi nhất định và có thể dẫn đến những tác động không mong muốn.
“Chương trình này chi nhiều có thể dẫn tới tình trạng không khuyến khích mọi người quay trở lại làm việc và không khuyến khích thị trường lao động phát triển”, chuyên gia Canada lưu ý.
Chương trình thứ hai được thực hiện dựa trên hệ thống thuế thu nhập. Đây được xem như một công cụ tự động bình ổn. Theo đó, khi thu nhập giảm thì nghĩa vụ thuế của người dân cũng tự động giảm, giúp duy trì thu nhập khả dụng. Hệ thống này phát huy tác dụng ổn định tự nhiên, tuy nhiên cũng có những giới hạn nhất định và không phải là trọng tâm của hệ thống thuế.
Tại phiên thảo luận, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam cho biết, một trong những vấn đề mà các nước đang phải đối mặt là khó khăn khi quay trở lại chính sách thuế bình thường như trước khi diễn ra dịch Covid-19. Tại Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện giảm 2% thuế GTGT để kích cầu tiêu dùng. Hiện Việt Nam đang cân nhắc giải pháp chuyển chính sách thuế từ trạng thái hỗ trợ sang trạng thái bình thường như thế nào để tránh gây ra các tác động không như ý.
Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia Canada cho rằng, thuế GTGT là một nguồn thu quan trọng, nếu cắt giảm thuế GTGT để kích cầu nền kinh tế trong khoảng thời gian ngắn có thể vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu việc giảm thuế kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu chung, vì bên cạnh giảm thuế GTGT, các Chính phủ còn có nhiều chính sách hỗ trợ chủ động khác nữa. Do vậy, nếu không có sự cân đối thì có thể gặp phải tình trạng khó khăn.
Bên cạnh đó, chuyên gia cho rằng, việc giảm thuế GTGT có thể dẫn tới tình trạng người dân có tâm lý tiết kiệm, chờ đợi giảm thuế GTGT mới chi tiêu. Theo chuyên gia này, chính sách giảm chi phí tiêu dùng không nhất thiết phải là công cụ trong mọi cuộc suy thoái. Theo đó, cần cân đối các chính sách thuế một cách thận trọng để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tiêu dùng của người dân.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
16:57 | 23/09/2024 Hải quan
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform