Người nghèo, phụ nữ tiếp cận ngân hàng số ra sao?
Tăng cường tiếp cận tài chính toàn diện
Theo ông Đinh Xuân Hà, Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), công nghệ số mang dịch vụ đến cho mọi người mọi lúc, mọi nơi, là động lực lớn nhất để thúc đẩy tài chính toàn diện. Công nghệ số khiến dịch vụ trở thành chấp nhận được với cả khách hàng thu nhập thấp, giúp cho nhiều người sử dụng hơn.
Về phát triển dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động, bà Lưu Thị Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin (Ngân hàng Chính sách Xã hội), dịch vụ tin nhắn SMS sẽ là một trong những công vụ giúp hộ nghèo làm quen với công nghệ số. Đồng thời, giúp Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
Nhằm tăng cường và cải thiện sự tiếp cận tới các dịch vụ tài chính toàn diện cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp vi mô do phụ nữ điều hành, từ cuối năm 2016, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai dịch vụ tin nhắn qua điện thọai di động tới khách hàng tại 63 chi nhánh tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Dịch vụ tin nhắn bao gồm: Đối chiếu thông tin dư nợ tiền vay, số dư tiền gửi, thông báo nợ đến hạn, thông báo chuyển nợ quá hạn đến khách hàng của Ngân hàng CSXH, giúp khách hàng của ngân hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin kịp thời; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Theo số liệu mới nhất mà Ngân hàng Chính sách xã hội cập nhật, ngân hàng này đã gửi 6.906.611 tin nhắn cho khách hàng của mình trên toàn quốc. Thời gian tới, ngân hàng dự kiến sẽ thực hiện triển khai thí điểm dịch vụ Mobile banking tới 850 Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (với hơn 30.000 tổ viên vay vốn) thực hiện các giao dịch ngân hàng thông qua sử dụng điện thoại di động.
Bà Lưu Thị Thảo cũng cho biết, qua tin nhắn SMS như lịch trả nợ, nhắc nợ và số dư tài khoản hàng tháng, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, giúp cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện.
Cùng với đó, sẽ cải thiện chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí, giảm thiểu công sức đối chiếu, thời gian và việc đi lại, dễ dàng phát hiện vay ké, chiếm dụng trong công tác cho vay.
Tiết kiệm hơn 42,8 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, dịch vụ tin nhắn SMS cũng đã tác động đến khách hàng về ý thức khoản nợ vay, trách nhiệm trả nợ, gửi tiết kiệm và đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí in ấn... Dịch vụ tin nhắn SMS là kênh thông tin cho khách hàng đối chiếu.
Thông tin vay vốn được công khai đối chiếu, không mất thời gian đi đối chiếu tại trụ sở thôn, xã định kỳ vào cuối năm, không tốn tiền trả cước tin nhắn. Khách hàng được tiếp cận với công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính hiện đại. Qua đó, nâng cao trình độ nhận thức trong nhân dân đối với dịch vụ tài chính hiện đại, là nền tảng cho xã hội phát triển.
Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách Xã hội, lợi ích kinh tế mà dịch vụ tin nhắn mang lại cho 856.608 khách hàng tại 10 tỉnh là giúp khách hàng tiết kiệm được hơn 42,8 tỷ đồng.
Còn đối với ngân hàng, nếu sử dụng dịch vụ tin nhắn SMS với 250 đồng/tin nhắn, 10 chi nhánh chỉ mất 214 triệu đồng, tiết kiệm hơn 12 lần cho chi phí hoạt động.
Nói về những thuận lợi, khó khăn trong định hướng phát triển ngân hàng số của Ngân hàng Chính sách Xã hội, bà Lưu Thị Thảo cho biết, ngân hàng này có những lợi thế như: Mạng lưới hoạt động rộng, số lượng khác hàng lớn (với gần 7,9 triệu khách hàng, trong đó 86% ở nông thôn và gần 60% là phụ nữ, gần 184 nghìn tổ tiết kiệm vay vốn và gần 11 nghìn điểm giao dịch cấp xã), có sự phối hợp chặt chẽ của đơn vị nhận ủy thác, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân…
Về khó khăn, đại diện Ngân hàng CSXH cho biết, có nhiều khó khăn, thách thức đến từ trình độ hiểu biết về tài chính công nghệ của người dân, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, hạ tầng viễn thông ở nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng như nguồn vốn đầu tư cho công nghệ còn hạn chế…
Liên quan đến vấn đề này, trả lời câu hỏi vì sao hiện mới chỉ có khoảng 25% người dân ở nông thôn có tài khoản ngân hàng, ông Phạm Xuân Hoè, Phó Viện trưởng, Viện chiến lược ngân hàng cho biết, trước hết vấn đề này phụ thuộc vào sở thích của người dân, tâm lý và văn hoá người dân vẫn thích dùng tiền mặt nhiều hơn.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân đến từ quy định pháp lý hiện nay còn nhiều rườm rà, khiến người dân không mặn mà. Họ vẫn còn ngại khi đến ngân hàng giao dịch mở tài khoản như: các thủ tục phô tô chứng minh thư, kê khai dẫn đến tâm lý e ngại.
“Hiện nay pháp luật chỉ cho phép các ngân hàng được mở tài khoản thanh toán cho người dân, còn những tổ chức vi mô và các quỹ tín dụng nhân dân chưa được phép làm. Trong khi đó, việc “vươn dài tay” của các ngân hàng thương mại đến vùng sâu, vùng xa còn hạn chế nhất định”, ông Phạm Xuân Hoè nói.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan gần 400 xe hàng trong ngày thông quan trở lại sau lũ
Cơ quan Hải quan giúp doanh nghiệp nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 (CV 5794)
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics