Nhà đất “sốt nóng”: Chiêu trò của "cò"
Tại nhiều địa phương, "cò" môi giới BĐS đua nhau "thổi" giá tạo ra "sốt" đất ảo. Ảnh: ST |
Khắp nơi đội giá
Không chỉ tại các dự án ở các thành phố lớn mà ở các thành phố vệ tinh hoặc các vùng ven đô đều có những cơn “sốt” đất diễn ra kéo theo đó là các cơn “đại hồng thuỷ” về giá.
Những tháng đầu năm 2021, thị trường nhà đất tại nhiều địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bình Phước... đã chứng kiến hàng loạt cơn sốt đất. Tại Hà Nội, ngay sau khi có thông tin Thành ủy Hà Nội thống nhất trình các bộ, ngành liên quan đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, giá đất tại một số khu vực nằm trong đồ án quy hoạch này, đặc biệt là tại những xã có khung cảnh nhìn ra sông Hồng, đã tăng dựng đứng.
Ngoài việc cảnh báo, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để xử lý đối tượng gây ra “sốt” ảo, nhằm sớm giải quyết vấn nạn “thổi” giá trên thị trường BĐS. Tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất), ngay khi có hiện tượng “sốt” đất ảo trên địa bàn xã vào đầu năm 2020 sau khi có thông tin 1 tập đoàn lớn đang đề xuất để triển khai dự án khu đô thị tại đây khiến giá đất tăng 3-4 lần chỉ trong 1 tuần, chính quyền xã đã vào cuộc, tuyên truyền, khuyến cáo người dân, nhà đầu tư cần nghiên cứu, tính toán kỹ trước khi đầu tư, tránh những tổn thất kinh tế khi đầu tư. Nhờ đó, chỉ sau 1 tuần, tình trạng “sốt” ảo đã hạ nhiệt. |
Một số khu vực như tại xã Xuân Canh, Hải Bối, Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh), giá nhà đất đã tăng chóng mặt khi hàng ngày có hàng trăm nhà đầu tư đến xem đất. Chỉ trong 1 tuần, giá đất tại các xã nói trên gần như đã tăng gấp đôi so với thời điểm trước khi thông tin đề án được công bố.
Trước đó không lâu, tại huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, một cơn “sốt” đất ảo đã diễn ra ngay sau khi đoàn khảo sát của tỉnh Bình Phước đến khảo sát vị trí để xin chủ trương quy hoạch đất xây sân bay Téc Ních. Huyện Hớn Quản đã trở thành điểm nóng khi hàng trăm nhà đầu tư từ khắp nơi đổ về tìm mọi cách mua đất khiến giá nhà đất tăng gấp 3-4 lần chỉ sau 1 tuần. Đáng tiếc, bong bóng nhà đất tại khu vực này đã vỡ ngay sau tuần đầu tiên. Hậu quả để lại là việc người dân địa phương chạy theo cơn sốt, đã bán đi những mảnh đất của gia đình và nhiều nhà đầu tư ôm “quả đắng” khi đã “xuống tiền” ở đỉnh “sốt”.
Điều đáng ngại là việc giá đất tăng chủ yếu do đội ngũ “cò” môi giới nhà đất không chuyên tìm cách lèo lái thông tin để thổi giá nhằm thu lợi. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam, ở nhiều địa phương, xuất hiện hiện tượng tung tin không đúng sự thật về quy hoạch và phát triển dự án. Thậm chí lợi dụng những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Nhà nước, tạo dựng tài liệu giả để tung tin, tạo sóng. Điều này tác động rất xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư thiếu kiến thức, kinh nghiệm. “Hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn... xuất hiện thường xuyên trên thị trường. Nhiều cò mồi thường xuyên quy tụ, tập hợp ở những khu vực này, tạo ra sự sôi động, tung nhiều thông tin không có cơ sở, đẩy giá lên từng giờ, từng ngày để lôi kéo các nhà đầu tư vào cuộc. Chúng tôi khẳng định rằng, đây không phải lực lượng môi giới BĐS chuyên nghiệp đang hoạt động tại các sàn giao dịch BĐS chuyên nghiệp, uy tín”, ông Nguyễn Văn Đính nói.
Các địa phương liên tiếp đưa ra cảnh báo
Cảnh báo về những hệ quả của hiện tượng “sốt” đất, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhấn mạnh, điều đáng chú ý là hiện tượng "sốt" đất không chỉ ở các khu vực có quy hoạch rõ ràng, có giấy phép xây dựng mà "cơn sốt" còn xảy ra ở những vị trí không nằm trong quy hoạch, đất thổ cư trong làng xóm, thậm chí đất phi nông nghiệp như đất trồng rừng... Những cơn sóng đó xuất hiện chủ yếu bởi các thông tin quy hoạch như sân bay, đường cao tốc giao thông, dự án của doanh nghiệp lớn. “Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng "sốt” đất đã tàn phá kinh tế, xã hội, công ăn việc làm của người dân… Những "cơn sốt” đất chúng ta đã chứng kiến ở Ba Vì, hay như mới đây ở Bình Phước... là những ví dụ điển hình. Chúng tôi cho rằng, trong những "cơn sốt" đất, ngoài cái lợi vẫn có những thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư non trẻ, thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo số đông. Do đó, chúng tôi kiến nghị nhà nước, lãnh đạo địa phương phải quan tâm và kiểm soát hiện tượng này”, ông Nguyễn Mạnh Hà kiến nghị.
Theo các chuyên gia, “sốt” đất thực chất là cuộc chơi của những nhóm “đội lái”, các cơn “sốt” đất sẽ cản trở rất mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương bởi tăng giá đất kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng… Như vậy, việc phát triển kinh tế địa phương nơi có “sốt” đất là khó có thể xảy ra. Kinh tế không phát triển thì giá đất sẽ lại giảm mạnh, những người đầu tư đất chưa kịp bán ra sẽ thua lỗ nặng, đặc biệt là những người sử dụng đòn bẩy tín dụng có cầm cố tài sản của chính mình.
Để ngăn chặn tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, chính quyền các địa phương phải vào cuộc quyết liệt để kiểm soát mọi hoạt động sử dụng đất đai, thực hiện các dự án đầu tư, giao dịch đất đai,... đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đồng thời cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất. Thực tế cho thấy, chính quyền vào cuộc mạnh mẽ sẽ sớm ngăn chặn được sốt ảo.
Mới đây, lãnh đạo các địa phương đang có hiện tượng “sốt” đất như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị... đã có những cảnh báo, chỉ đạo ngăn chặn tình trạng "sốt đất" khi việc mua bán, “thổi” giá đất diễn ra phức tạp từ sau tết Nguyên đán 2021. Tại Quảng Trị, trước các cơn sốt đất ảo, mua bán - chuyển nhượng sai quy định, đặc biệt là khu vực quy hoạch sân bay, khu vực ven biển..., UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tuyên truyền để người dân cảnh giác về các hành vi lừa đảo, mua bán không lành mạnh, các thông tin sai sự thật gây "sốt giá" ảo để trục lợi. Cũng cảnh báo hiện tượng "cò đất" đầu cơ mua đi bán lại gây “sốt ảo”, “thổi giá” làm cho giá đất không đúng với giá đất phổ biến trên thị trường, tỉnh Bắc Giang yêu cầu các khu "sốt ảo" phải được chú ý đặc biệt để chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã sớm kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. Thành ủy Hà Nội cũng ra thông báo yêu cầu các địa phương tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai.
Tin liên quan
Khẩn trương thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông
10:34 | 25/05/2024 Tài chính
Lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
20:37 | 16/04/2024 Tài chính
Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tài sản công
07:38 | 16/04/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics