Nhiều đại dự án thua lỗ đã giảm áp lực tài chính hàng trăm tỷ đồng
Bộ Công Thương bàn giao nhiệm vụ liên quan 12 dự án cho “siêu ủy ban” | |
Giải quyết dứt điểm một số dự án chậm tiến độ ngành Công Thương | |
Trầy trật xử lý dự án thua lỗ của ngành Công Thương |
Nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong số những dự án thua lỗ điển hình đã được cơ cấu lại khoản nợ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Áp lực tài chính giảm tới 310 tỷ đồng/năm
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương: Trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến năm 2018 đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi.
Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại và 1 dự án đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi động trở lại nhà máy.
Với 3 dự án xây dựng dở dang, Tổng công ty giấy Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị tư vấn định giá lại Dự án và đã trình Bộ Công Thương phê duyệt kết quả để tiếp tục xây dựng phương án và tổ chức triển khai bán đấu giá Dự án theo quy định.
Trong đó, Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải là cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành chiếm hơn 60% không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai Dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp Hợp đồng tổng thầu (EPC).
Ông Dương Duy Hưng-Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) đánh giá: Việc xử lý các dự án đảm bảo tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị tường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án, đồng thời Chính phủ và Ban chỉ đạo của Chính phủ đã chỉ đạo rút thành công 1.000 tỷ đồng từ phần vốn góp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Trong phần thông tin mà Bộ Công Thương đưa ra, các dự án phân bón của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam với những khoản nợ chất chồng khiến doanh nghiệp không “cựa” nổi mình được nhắc tới khá nhiều.
Bộ Công Thương nêu rõ: Bộ Tài chính đã có nhiều cuộc làm việc trực tiếp, giải quyết một bước cơ bản về vấn đề xử lý, cơ cấu lại khoản nợ vay, giãn mức trích khấu hao ở các dự án, doanh nghiệp.
Đến nay, 4 dự án này (gồm Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai; Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng-PV) đã được xử lý giãn mức trích khấu hao từ năm 2017-2019. Ước tính mỗi năm, tuỳ theo công suất thực hiện, các công ty có thể giảm áp lực về tài chính từ 180-310 tỷ đồng/năm.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã chủ trì tiến hành nghiên cứu, báo cáo với Chính phủ nội dung đề xuất với Quốc hội việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế Thu nhập cá nhân, Luật Thuế Tài nguyên, Luật Thuế Xuất nhập khẩu để đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động và gia tăng cạnh tranh bình đẳng ở một số ngành sản xuất trong nước.
Liên quan tới vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng xem xét các biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay đối với các dự án, doanh nghiệp, đồng thời xem xét để tiếp tục cho vay theo đúng quy định của pháp luật và nguyên tắc của thị trường để đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có khả năng trả nợ của các dự án, doan nghiệp.
Theo đó, 3 dự án sản xuất phân bón thuộc Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (gồm Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai) và Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đều đã được các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, điều chỉnh lãi suất vay theo hướng giảm biên độ lãi suất để giảm bớt chi phí tài chính trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục duy trì hạn mức vốn lưu động đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bỏ tâm lý trông chờ vào Nhà nước
Ông Dương Duy Hưng cho biết, xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả ngành Công Thương trong thời gian tới, Ban chỉ đạo đã xác định cần tập trung triển khai đầu tiên chính là xử lý dứt điểm các vướng mắc, tranh chấp trong các hợp đồng EPC, làm cơ sở quyết toán dự án hoàn thành.
Theo đó, các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục tập trung rà soát, cập nhật, đánh giá kỹ lại các vấn đề cụ thể còn đang vướng mắc, tranh chấp ở các hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý lại tài sản của dự án; xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể công việc cần thực hiện để xử lý; thuê đơn vị tư vấn luật và tham vấn Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan để sớm xử lý dứt điểm.
Trường hợp 2 bên không thống nhất giải quyết được các vấn đề vướng mắc, cần đua ra bên thứ ba (cơ quan trọng tài để phân xử). Đồng thời với quá trình đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra tiếp tục phối hợp để phát hiện, kết luận và xử lý các trường hợp vi phạm; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm đối với phần tài sản bị thất thoát, thiệt hại do vi phạm gây ra.
Đối với các dự án, doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất kinh doanh: Tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp đổi mới công tác quản trị, tiết giảm chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch thị trường… để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp một cách bền vững. “Doanh nghiệp phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách thường xuyên, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, loại bỏ tâm lý trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước”, ông Hưng nói.
Tin liên quan
Thêm 6 tháng cơ cấu nợ nhưng cần quản lý rủi ro nợ xấu
15:03 | 25/06/2024 Kinh tế
Đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024
16:32 | 15/05/2024 Chính sách và Cuộc sống
Gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024?
20:54 | 19/04/2024 Kinh tế
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics