Nhiều khó khăn trong bước đầu triển khai Luật Quy hoạch
Nhiều ách tắc trong triển khai Luật Quy hoạch đang chờ được gỡ vướng. Ảnh: ST. |
Nhiều cách hiểu khác nhau
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự phức tạp của Luật Quy hoạch, nên ngay sau khi được Quốc hội thông qua một số văn vản hướng dẫn thi hành luật đã bước đầu được ban hành. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 ngày 5/2/2018 để giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), thực hiện Nghị quyết 11, Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 2 luật và 1 pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 52 luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch. Như vậy, nếu tính cả việc sửa đổi, bổ sung tại Luật Quy hoạch thì đã sửa đổi, bổ sung 73 luật, pháp lệnh liên quan đến quy hoạch. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37 ngày 7/5/2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch và Nghị định số 41, Nghị định số 53, Nghị định số 56 hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.
Cùng với đó, việc tổ chức triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 cũng được tiến hành. Bộ KH&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quy hoạch quốc gia để tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch vùng; đã trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ lập quy hoạch ngành quốc gia và giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.
Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều bộ, ngành, địa phương, việc tổ chức triển khai lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Bộ KH&ĐT cho biết, do các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch chậm được ban hành nên các bộ, ngành, địa phương chưa có cơ sở để triển khai xây dựng, trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và dự toán kinh phí lập quy hoạch. Hiện nay còn 3 Nghị định chưa được ban hành.
Bên cạnh đó, do còn có cách hiểu khác nhau về các quy hoạch được thực hiện chuyển tiếp tại Điều 59 Luật Quy hoạch, nên một số bộ, ngành và địa phương còn lúng túng khi xác định các quy hoạch thuộc phạm vi áp dụng (đơn cử như các quy hoạch nào sẽ được phép điều chỉnh và được điều chỉnh theo pháp luật chuyên ngành cũ hay phải điều chỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch). Điều này dẫn tới một số bộ, ngành và địa phương gặp khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch, nhất là việc bổ sung các dự án cần thiết, cấp bách phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thực tiễn.
Tại hội nghị về triển khai Luật Quy hoạch vừa được tổ chức, ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, khó khăn lớn nhất là không có quy định chuyển tiếp, không cho phép điều chỉnh quy hoạch. Trình tự điều chỉnh quy hoạch rất phức tạp, tương tự như trình tự lập quy hoạch mới trong khi các quy hoạch có tính cục bộ, quy mô lớn, nhỏ khác nhau… Các quy hoạch điện, khoáng sản thuộc quản lý của Bộ Công Thương đang vướng điều này nên rất nhiều dự án cấp bách mà không thể triển khai được.
Chờ gỡ vướng
Liên quan đến những khó khăn trong triển khai Luật Quy hoạch, trước đó Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét có quy định chuyển tiếp thi hành Luật Quy hoạch bởi hơn 4 tháng qua, các luật quy hoạch chuyên ngành đã hết hiệu lực (từ 1/1/2019), trong khi các quy hoạch mới chưa có. Điều này gây khó khăn cho nhiều dự án, nhiều quy hoạch đã lập xong nhưng không thể điều chỉnh bổ sung và phê duyệt - gây ách tắc ảnh hưởng đến đầu tư phát triển.
Theo báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, tính đến giữa tháng 4/2019, cả nước có 39 quy hoạch ngành quốc gia, 63 quy hoạch tỉnh chưa thể triển khai do chưa có hướng dẫn cụ thể. Cùng với đó có khoảng 25 quy hoạch các ngành như quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh; quy hoạch khoáng sản, quy hoạch điện lực, quy hoạch cấp nước của các vùng kinh tế trọng điểm không thể ban hành. Bên cạnh đó, có ít nhất 370 dự án và nhiều nhất là dự án năng lượng, công nghiệp không thể triển khai do không được bổ sung quy hoạch, chờ nghị định hướng dẫn.
Lý giải thêm về điều này, ông Vũ Quang Các, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Quy hoạch, Bộ KH&ĐT cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, có một số vướng mắc đối với điều khoản chuyển tiếp, do đó, Chính phủ có trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết giải quyết các vấn đề về chuyển tiếp (được quy định ở Điều 59 Luật Quy hoạch) đối với các quy hoạch đã được thực hiện xây dựng thời kỳ trước nhằm tháo gỡ khó khăn cho các bộ ngành, địa phương. Theo ông Các, trong quá trình xây dựng các quy hoạch trước đây, do cách làm, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu nên quá trình thực hiện phải điều chỉnh.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, việc thực hiện khó khăn là bởi khối lượng công việc rất lớn và rất khó. Hiện nay các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch như nghị định, thông tư đã cơ bản hoàn thành nhưng việc thực hiện đang rất khó khăn, bởi lần đầu tiên, chúng ta cùng lúc phải lập rất nhiều quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh cho đến quy hoạch ngành… trên cở sở bỏ quy hoạch kinh tế - xã hội, tích hợp ngành, lĩnh vực vào quy hoạch tổng thể, tích hợp vấn đề của địa phương vào quy hoạch vùng… Thậm chí, chúng ta còn thiếu đơn vị tư vấn quy hoạch hỗ trợ địa phương trong việc xây dựng quy hoạch tỉnh song song với những quy hoạch khác.
Một khó khăn khác được Bộ KH&ĐT điểm danh là việc bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm còn chậm so với thời hạn 31/12/2018 tại Luật Quy hoạch đã gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân và cản trở việc huy động nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển.
Đến nay, mới chỉ có 2 Bộ (Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT) đã ban hành Quyết định bãi bỏ 58 quy hoạch sản phẩm và 17 địa phương đã ban hành Quyết định bãi bỏ 238 quy hoạch sản phẩm. Ngoài ra, do chưa có văn bản hướng dẫn việc thanh quyết toán đối với vốn lập quy hoạch cũng như việc bố trí vốn để lập hoặc điều chỉnh các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và để xử lý các quy hoạch thuộc đối tượng phải dừng do không còn phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch hiện hành cũng gây khó khăn cho các bộ, ngành, địa phương khi triển khai trong thực tế.
Liên quan đến xử lý những khó khăn vướng mắc trong triển khai Luật Quy hoạch, ngày 13/8 tại phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và đã đồng ý thông qua Nghị quyết này. Nội dung Nghị quyết giải thích 3 điều của Luật Quy hoạch gồm khoản 1 điều 6 quy định về mối quan hệ giữa các loại quy hoạch; khoản 2 điều 20 quy định căn cứ lập quy hoạch và điểm c khoản 1 điều 59 về thực hiện chuyển tiếp các quy hoạch được phê duyệt trước ngày luật Quy hoạch có hiệu lực. Kỳ vọng sau khi Nghị quyết được ban hành sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Quy hoạch của các bộ ngành, địa phương. |
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform