Nhiều sản phẩm miền núi chưa tiếp cận được nền tảng kinh doanh hiện đại
Hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn trên nền tảng số Nhiều trở ngại để sản phẩm miền núi lên kệ hệ thống phân phối hiện đại Đưa các sản phẩm nông sản lên sàn Tiktok |
Kết nối và tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi qua các nền tảng thương mại điện tử mới chỉ dừng ở việc quảng bá, giá trị bán hàng còn thấp. Ảnh: H.D |
Còn hạn chế công nghệ
Theo các chuyên gia, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương và các kênh thương mại điện tử đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hoá qua thương mại điện tử. Nhờ vậy, nhiều sản phẩm đặc sản địa phương nói chung, sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nói riêng được đẩy mạnh tiêu thụ.
Dù vậy, vẫn còn nhiều sản phẩm chưa tiếp cận được các nền tảng kinh doanh hiện đại này. Đồng thời, việc kết nối, và tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi qua các nền tảng thương mại điện tử mới chỉ dừng ở việc quảng bá, giá trị bán hàng còn thấp.
Thông tin tại tọa đàm “Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” vừa qua, ông Nguyễn An Sơn, Trưởng Phòng Phát triển dự án, Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đã triển khai hàng loạt các hoạt động nhằm hỗ trợ việc thúc đẩy sử dụng ứng dụng thương mại điện tử trong cộng đồng doanh nghiệp và giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về trình độ phát triển thương mại điện tử.
Một trong những giải pháp đã được triển khai là hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới để ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới. Qua đó các sản phẩm đặc sản đặc biệt của Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sẽ được xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
Ở góc độ địa phương, ông Phạm Thành Nam, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh cho biết, tỉnh Trà Vinh hiện nay đang chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, cũng như sản phẩm đặc trưng về thủ công mỹ nghệ truyền thống của vùng đồng bào dân tộc trên các sàn thương mại điện tử; đặc biệt là hỗ trợ các sản phẩm OCOP 5 sao tham gia các gian hàng của các sàn thương mại điện tử quốc tế.
Bên cạnh đó, Trà Vinh cũng triển khai liên kết các sàn giao dịch giữa các tỉnh, trong đó Trà Vinh đã liên kết được 18 tỉnh trong khu vực của miền Đông và khu vực miền Tây, như Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế… để hỗ trợ công tác cho doanh nghiệp trong kết nối cung cầu và tìm kiếm thị trường hàng hóa.
Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Vũ Thị Lệ Thuỷ, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm cho biết, sử dụng các kênh thương mại điện tử thì giúp tiếp cận đến người tiêu dùng rất nhanh và đến với số đông, thậm chí là tiếp cận được đến phân khúc khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, khó khăn của hợp tác xã là 100% nông dân; kiến thức về công nghệ gần như là bằng 0 nên là chưa khai thác để sử dụng các nền tảng số một cách hiệu quả cao.
Bà Vũ Thị Lệ Thuỷ bày tỏ, doanh nghiệp muốn đẩy mạnh việc tiếp cận bán hàng trên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là phương pháp bán hàng bằng hình thức livestream bởi xu hướng người tiêu dùng hiện nay muốn được mua hàng trực tiếp và được trải nghiệm các sản phẩm nông sản mà mình muốn mua.
“Chúng tôi rất mong muốn trong niên vụ thu hoạch cam Cao Phong tới đây sẽ nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành, đặc biệt là sàn thương mại điện tử và Cục Thương mại điện tử để hỗ trợ cho chúng tôi khi vào chính vụ thu hoạch. Khi sản phẩm đạt được chất lượng ngon nhất thì sẽ được hỗ trợ truyền thông livestream để bán trong một khoảng thời gian ngắn nhất và đột phá được về mặt sản lượng”, bà Vũ Thị Lệ Thuỷ bày tỏ.
Cần ứng dụng xu hướng bán hàng đa kênh
Bà Hoàng Thị Huyền, Trưởng Phòng Kinh doanh Online - Trung tâm kinh doanh và phân phối, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, trong quá trình hỗ trợ dịch vụ nông sản, nhất là nông sản tươi thì vấn đề logistics luôn là một bài toán rất là nhức nhối, kể cả đã có một chuỗi logistics rất hoàn thiện từ khâu đóng gói, đến bảo quản nhưng vẫn phải chọn lựa để sản phẩm tránh được rủi ro thấp nhất có thể.
Để giải bài toán đó, bà Hoàng Thị Huyền thông tin, Đề án về logistics cho nông sản tươi sẽ được triển khai trong năm 2024. “Khi chúng tôi mở dịch vụ này, sẽ có sự chung tay góp sức của 63 bưu điện tỉnh. Khi có sự chung tay góp sức đó thì tôi tin rằng sẽ có nhiều lợi thế hơn nữa để phát triển tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, bà Hoàng Thị Huyền bày tỏ.
Ông Nguyễn An Sơn cho rằng, doanh nghiệp cần ứng dụng xu hướng bán hàng đa kênh, vừa giữ được kênh tiêu thụ nông sản truyền thống, vừa ứng dụng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm mang tính bền vững. Về phia cơ quan quản lý, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tập trung giải quyết các khó khăn liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vấn đề hàng giả, hàng nhái. Đồng thời tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực về ứng dụng thương mại điện tử, cũng như công nghệ số cho các tỉnh, thành, địa phương.
Song song tiếp tục tổ chức các chương trình tiêu thụ nông sản địa phương như: Chương trình mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử quốc gia Go Online và các gian hàng Việt trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tại địa phương; tiến xa hơn là hỗ trợ xuất khẩu qua thương mại điện tử tại các thị trường như: Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Nâng vị thế, tạo cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp qua các hoạt động của ASEAN BAC
21:07 | 06/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics