Nhiều trở ngại để sản phẩm miền núi lên kệ hệ thống phân phối hiện đại
Sản xuất, phân phối xanh để rộng cửa tiếp cận thị trường Các hệ thống phân phối lớn tích cực tiêu thụ nông sản Giải pháp để phát triển bền vững hệ thống phân phối thực phẩm an toàn |
Đặc sản trái cây miền Tây tại phiên chợ. Ảnh: T.H |
Nhiều sản phẩm đặc trưng
Triển khai chương trình “Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, Bộ Công Thương tổ chức hoạt động nhằm hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Các hoạt động đã thu hút sự vào cuộc, chung tay của các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op; Central Retail, Winmart, MM Market Aeon, BRG, … tham gia kết nối tiêu thụ. Các hệ thống này đã tổ chức ưu tiên trưng bày và có các sự kiện kích cầu riêng cho sản phẩm đặc sản địa phương nói chung và sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số nói riêng, tạo hiệu quả rõ rệt.
Với các địa phương đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối với các hệ thống phân phối để tiêu thụ sản phẩm của bà con. Tỉnh Sơn La thường xuyên phối hợp với Tập đoàn Central Retail tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương.
Hiện có khoảng 60 mặt hàng nông sản các loại của tỉnh Sơn La được bày bán thường xuyên trên kệ hàng của hệ thống 18 siêu thị GO!, Big C, Tops Market khu vực miền Bắc.
Hai năm gần đây, nhiều sản phẩm đặc sản của tỉnh Yên Bái đã có mặt tại các siêu thị lớn ở Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước, từ đó nâng cao thương hiệu và giá trị trong sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương. Đây là các đặc sản quý mang tính đặc sắc của vùng miền cao, có nguồn gốc tự nhiên, có vùng nguyên liệu an toàn, hữu cơ, được sản xuất truyền thống… như bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên, thịt sấy gác bếp, quế Văn Yên, lạc đỏ Lục Yên.
Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ và tần suất xuất hiện các sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong hệ thống phân phối còn chưa cao. Tại tọa đàm: “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối hiện đại”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 5/10 bà Đào Thị Thu Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai phân tích, tại Gia Lai thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các giống cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cao su. Các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng tận dụng, ứng dụng công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm thế mạnh của Gia Lai đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu như: thương hiệu cà phê Lamant, tiêu, dược liệu… do các hợp tác xã sản xuất, tìm đầu ra cho cây trồng của bà con đồng bào. Bên cạnh đó, Gia Lai hiện đang có hơn 300 sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp và hợp tác xã, trong đó có khoảng gần 50 sản phẩm 3 sao, nhiều sản phẩm đạt được các chứng nhận sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực, các sản phẩm đặc trưng tốt được người tiêu dùng đánh giá cao.
Tháo gỡ trở ngại logistics
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi Gia Lai cũng gặp rất nhiều khó khăn như: có sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh; trình độ dân trí của những vùng sâu, vùng xa chưa được cao; hoạt động giao lưu hàng hóa trên các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa sôi động. Bên cạnh đó, công tác thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng đến các vùng sâu, vùng xa cũng gặp nhiều khó khăn, chưa nhiều.
Trong khi đó, ở góc độ đơn vị thu mua, ông Kiều Song Hào, Giám đốc thu mua miền Bắc, MM Mega Market Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, MM Mega Market đã có những giải pháp hỗ trợ cho bà con đưa hàng hoá vào hệ thống phân phối của mình, cụ thể: hỗ trợ bà con vận chuyển hàng hoá, phân phối tại các siêu thị; tổ chức các tuần hàng OCOP…
Theo ông Kiều Song Hào, về tiêu chuẩn sản phẩm các hợp tác xã, hộ nông dân của các các tỉnh, thành phố đang thực hiện tương đối tốt những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận Vietgap, GlobalGAP hay chỉ dẫn địa lý… Nhưng trở ngại nhất của hệ thống siêu thị là các đơn vị, các tỉnh, thành chỉ tập trung một số nhóm sản phẩm, dẫn đến sản lượng thì nhiều nhưng tiêu thụ không được nhiều. Vì các siêu thị muốn bán thật nhiều sản phẩm vùng miền, với nhiều mặt hàng, mã hàng của nhiều tỉnh thành chứ không phải chỉ 1-2 sản phẩm.
“Siêu thị không thể nhập mấy chục tấn, cả container liền một lúc được, tính chất của siêu thị là bán cho người tiêu dùng hàng ngày, nhập hàng về hàng ngày ngày. Khi các hợp tác xã, địa phương chỉ tập trung sản xuất một nhóm sản phẩm, mặc dù sản phẩm tốt, chất lượng tốt, bao bì tốt, thì cũng khó tiêu thụ”, ông Kiều Song Hào chia sẻ.
Để tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương, một trong những vấn đề cần tháo gỡ chính là giải quyết các vấn đề về kho bãi, logistics. Ông Nguyễn Văn Hội cho rằng đây là vấn đề quan trọng.
Vì vậy, trong thời gian tới cần có Chương trình phát triển về logistics phục vụ cho hàng hóa khu vực này. Bởi hàng hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có tính chất đặc thù, phân tán vùng miền, chia cắt về mùa vụ và đặc sản, mùa vụ đặc trưng khác nhau.
“Không phải tất cả các doanh nghiệp khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có thể kết nối trực tiếp được với các hệ thống phân phối hiện đại, vì vậy vai trò dịch vụ của các doanh nghiệp logistics rất quan trọng.
Tin liên quan
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
08:30 | 01/10/2024 Kinh tế
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics