Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
Thi công trên công trường đường vành đai 4 Hà Nội. Ảnh minh họa: ST |
Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật khác
Phát biểu tại Tọa đàm báo chí về việc tham mưu xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được giao chủ trì xây dựng 2 dự án luật trên. Một trong những yêu cầu trong sửa luật lần này là rà soát ngay những vướng mắc, tháo gỡ những nút thắt, điểm nghẽn trong các quy định pháp luật để trong quá trình thực hiện thời gian tới thuận lợi hơn. Mục tiêu xa hơn là giải phóng nguồn lực, vì các luật sửa lần này chủ yếu là về đầu tư, tài chính, ngân sách,… tác động ngay đến nguồn lực của nền kinh tế.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi) để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và trình Quốc hội cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, tháng 10. Nếu Luật được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 sẽ rất kịp thời trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới. |
Cho biết rõ hơn về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), theo ông Trần Thành Long, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 7 Chương, 116 Điều (sửa đổi 53 điều, bổ sung 22 điều, bãi bỏ 7 điều so với Luật Đầu tư công năm 2019), với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn.
Một là, nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng.
Hai là, nhóm chính sách về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Đáng chú ý, nhóm chính sách thứ hai đã đề xuất nâng quy mô vốn đầu tư công của dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên (quy định hiện hành là 10.000 tỷ đồng). Ngoài ra, các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C cũng được đề xuất tăng lên 2 lần so với quy định hiện hành.
Lý giải điều này, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, quy mô 10.000 tỷ đồng đã không còn phù hợp với thực tế, bởi quy mô GDP năm 2024 đã tăng gấp khoảng 2,1 lần so với năm 2014. Cùng với đó, Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực, tổng mức đầu tư các dự án thời gian tới có thể tăng do chi phí giải phóng mặt bằng tăng; chưa kể các yếu tố trượt giá.
Ba là, nhóm chính sách về nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư, khai thác nguồn lực, năng lực thực hiện dự án đầu tư công của địa phương, doanh nghiệp nhà nước.
Bốn là, nhóm chính sách về thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (vốn nước ngoài). Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị bổ sung quy định về trình tự thủ tục phê duyệt đề xuất dự án, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về thực hiện quy định tại các Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công. Đồng thời, đơn giản hóa nội dung phê duyệt đề xuất dự án của Thủ tướng và giảm bớt điều kiện phải điều chỉnh đề xuất dự án (không phải điều chỉnh khi mức vốn nước ngoài tăng dưới 20%). Điều này được cho là sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài.
Năm là, nhóm chính sách về đơn giản hóa trình tự, thủ tục; bổ sung, làm rõ các khái niệm, thuật ngữ, quy định, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đơn giản hóa để khơi thông nguồn lực
Còn về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (gọi tắt là Luật sửa bốn Luật), ông Đặng Xuân Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, dự thảo Luật sửa bốn Luật được xây dựng trên các quan điểm chỉ đạo như tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định của các luật có mâu thuẫn, đang gây khó khăn, vướng mắc, yêu cầu cấp bách cần sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Những quy định cần sửa đổi, bổ sung phải được xác định rõ ràng nội dung, phương án sửa đổi, bổ sung và đánh giá tác động cụ thể. Đồng thời, bảo đảm tính độc lập, ổn định, thống nhất, kế thừa được nội dung khi sửa đổi, bổ sung toàn diện các luật.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng 2 dự án Luật nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn khẳng định tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy và cách tiếp cận, thể hiện tư duy đổi mới, đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. “Đột phá trong xây dựng Luật lần này thể hiện ở chỗ là thiết kế các quy định để cởi mở, kiến tạo sự phát triển chứ không ràng buộc. Nhiều quy định tại 2 dự án Luật sẽ tháo gỡ ngay những ách tắc thực tiễn, điểm nghẽn để giải phóng nguồn lực cho tăng trưởng”, Thứ trưởng chia sẻ.
Góp ý cho dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nhất trí với việc đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án và thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm vốn ngân sách trung ương giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Theo đó, việc phân cấp này sẽ góp phần không nhỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án. Cùng với đó, để giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp đầu tư, đại diện EVN đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu quy định trình tự, thủ tục áp dụng với các nguồn vốn vay ODA cho các doanh nghiệp vay lại theo hướng trình tự, thủ tục đầu tư về vốn ban đầu sẽ tuân theo Luật Đầu tư công còn quá trình thực hiện dự án đầu tư sẽ được xác định như quy trình vay thương mại và tuân theo quy định pháp luật chuyên ngành.
Ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI): Tạo điều kiện gọi vốn tư nhân cho các dự án hạ tầng Chúng tôi đánh giá rất cao việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang kiến nghị Chính phủ xem xét, trình Quốc hội xem xét điều chỉnh một số quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo hướng thông thoáng, phù hợp với tình hình thực tế, trong đó có quy định về đầu tư BOT tại các tuyến đường, công trình hiện hữu. Được biết, tại Tờ trình số 6968/TTr-BKHĐT đề nghị xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Luật Đấu thầu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ, việc áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình hiện hữu được coi là một trong những quy định cần được cập nhật, chỉnh sửa. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi quy định tại khoản 4, Điều 45, Luật Đầu tư theo phương thức PPP theo hướng cho phép áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình hiện hữu kèm theo điều kiện cụ thể đối với từng loại công trình. Theo đó, đối với đường bộ cao tốc sẵn có hoặc đường bộ đang khai thác được cải tạo, nâng cấp thành đường cao tốc, phải bảo đảm quyền lựa chọn của người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật về đường bộ. Đối với công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng có tác động trực tiếp tới cộng đồng dân cư, cá nhân sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại khu vực thực hiện công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, phải được đánh giá tác động, lấy ý kiến rộng rãi đối tượng bị tác động bởi dự án thông qua HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư trước khi phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư. Nếu quy định này được thông qua, rào cản pháp lý cuối cùng của việc áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình hiện hữu sẽ được tháo gỡ, tạo điều kiện cho Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tiến hành gọi vốn tư nhân cho các dự án mở rộng, nâng cấp các công trình hạ tầng huyết mạch. X.T (ghi) |
Tin liên quan
Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
08:30 | 01/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
Nộp hơn 2,4 tỷ đồng nợ thuế, một doanh nghiệp được giải tỏa cưỡng chế
Sức hút của Volkswagen Viloran
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics