Những điểm chính trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Hàn Quốc
Lãnh đạo Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản sẽ gặp nhau bên lề hội nghị G7 | |
Hàn Quốc có thể đối mặt với khủng hoảng tài chính trong ngắn hạn | |
Mỹ - Nhật - Hàn: Tam giác chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương |
Tổng thống Yoon Suk-yeol chia sẻ tầm nhìn hợp tác với cộng đồng quốc tế |
Được ban hành lần đầu tiên sau 5 năm, chiến lược này nhấn mạnh tầm nhìn trở thành "quốc gia quan trọng toàn cầu vì tự do, hòa bình và thịnh vượng" trong bối cảnh môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng và các mối đe dọa an ninh khu vực ngày càng gia tăng. Chiến lược cũng đã phác thảo các mục tiêu của Chính phủ Hàn Quốc nhằm giải quyết các thách thức an ninh hiện tại và tương lai, đồng thời bảo vệ nền dân chủ tự do và đóng góp cho sự thịnh vượng và đoàn kết toàn cầu.
Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Tae-hyo nêu rõ: "Ba mục tiêu của chúng tôi là bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia của chúng tôi để thúc đẩy an ninh công, thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và chuẩn bị cho một tương lai thống nhất và đặt nền móng cho sự thịnh vượng ở Đông Á trong khi mở rộng vai trò của chúng tôi trên toàn cầu”. Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2023 đã xác định các vấn đề "cấp bách nhất" khi Triều Tiên tiếp tục nâng cao năng lực hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác an ninh ba bên Hàn-Mỹ-Nhật để chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Chiến lược cũng nhấn mạnh nhu cầu cấp bách trong việc chuyển đổi mối quan hệ Hàn-Nhật đang xấu đi trở thành "mối quan hệ đối tác hợp tác hướng tới tương lai. Chiến lược cũng đề cập tới các thách thức khác như cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ngày càng gay gắt.
Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2023 đã mô tả các nguyên lý chiến lược cốt lõi của chính quyền Tổng thống Yoon là ngoại giao thúc đẩy lợi ích quốc gia; củng cố quốc phòng thông qua nâng cao sức mạnh quân sự; thiết lập quan hệ liên Triều dựa trên nguyên tắc và có đi có lại; chủ động tìm kiếm an ninh kinh tế; và ứng phó với các mối đe dọa an ninh mới.
Hàn Quốc có kế hoạch tạo ra một môi trường chiến lược khuyến khích Bình Nhưỡng tham gia đàm phán thông qua "ngăn chặn" các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, "ngăn cản" việc phát triển hạt nhân của nước này và "đối thoại" để phi hạt nhân hóa. Hàn Quốc đã đề ra cái gọi là "sáng kiến táo bạo" một cách chi tiết hơn, trong đó cho rằng nếu Bình Nhưỡng "thực sự" quay trở lại đàm phán phi hạt nhân hóa, Seoul sẽ dẫn đầu các cuộc thảo luận bằng cách "thực hiện các biện pháp ban đầu để cải thiện điều kiện sống của người dân Triều Tiên".
Hàn Quốc lần đầu tiên ban hành Chiến lược An ninh Quốc gia là vào năm 2004 dưới thời chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun và được các Chính phủ kế nhiệm công bố trong bối cảnh môi trường an ninh và chính sách nhà nước đang thay đổi. Có hai phiên bản, bao gồm một tài liệu công khai cho mọi người truy cập và một phiên bản bí mật được phân phối cho từng bộ để sử dụng làm hướng dẫn thực hiện chính sách. Năm 2018, chính quyền khi đó của Tổng thống Moon Jae-in cũng công bố tài liệu chiến lược an ninh quốc gia, tập trung vào việc xây dựng Bán đảo Triều Tiên hòa bình và thịnh vượng.
Tin liên quan
Nhóm hàng khiến Việt Nam chi 300 triệu USD nhập khẩu mỗi ngày
15:36 | 24/10/2024 Xuất nhập khẩu
EU lo ngại việc Nga và Triều đẩy mạnh hợp tác quân sự
08:06 | 22/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhà đầu tư Hàn Quốc xúc tiến dự án 3 tỷ USD tại cảng quốc tế Long An
20:08 | 16/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Động lực phát triển mới trong thế giới đa cực
08:59 | 26/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước BRICS ngày càng chặt chẽ
07:41 | 25/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hội nghị BRICS: Ấn Độ-Trung Quốc nỗ lực cải thiện quan hệ song phương
08:41 | 24/10/2024 Nhìn ra thế giới
Philippines lập bản đồ rủi ro tham nhũng nhằm tăng cường liêm chính và thúc đẩy thương mại
15:25 | 23/10/2024 Hải quan thế giới
Tổng thống Nga Putin hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
08:19 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
Những cam kết của tân Tổng thống Indonesia Prabowo
07:58 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
Xu hướng xích lại gần nhau của các quốc gia mới nổi
07:42 | 23/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí về hoạt động tuần tra biên giới
08:05 | 22/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thêm “cú hích” cho kế hoạch đổi mới sáng tạo của Trung Quốc
08:19 | 21/10/2024 Nhìn ra thế giới
Người dân Indonesia chào đón tân tổng thống: Kỳ vọng kỷ nguyên năng động hơn
14:23 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cơn khát năng lượng hạt nhân của các "ông lớn" công nghệ
06:34 | 20/10/2024 Nhìn ra thế giới
Pháp giải bài toán ngân sách
08:02 | 19/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại tăng 14,4% do đồng yen suy yếu
08:30 | 18/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại
Tạo cơ chế để không "bó cứng" các ngân hàng có vốn nhà nước
Nghệ An bắt giữ nhóm đối tượng gom hàng tạ pháo cùng động vật hoang dã đưa vào nội địa
Mỗi ngày cơ quan Hải quan làm thủ tục cho hơn 1.000 lô hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái
Là "điểm sáng" của kinh tế, nhưng xuất khẩu vẫn nguy cơ khó đoán định
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan