Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
Thêm 6 tháng cơ cấu nợ nhưng cần quản lý rủi ro nợ xấu Bộ đệm dự phòng nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục mỏng đi Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77% |
BIDV đang có số dư nợ xấu ở mức cao nhất hệ thống. Ảnh: BIDV |
Tổng hợp từ số liệu báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng của 29 ngân hàng cho thấy, tính đến 30/9/2024, tổng nợ xấu hiện ở mức trên 259 nghìn tỷ đồng, tăng gần 28% so với cuối năm 2023.
Theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 4,55%, gần bằng mức cuối năm 2023 nhưng tăng so với mức 2% của năm 2022. |
Theo đó, đứng đầu về số dư nợ xấu hiện là BIDV với hơn 33.386 tỷ đồng, tăng hơn 49% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, do tổng dư nợ tín dụng ở mức cao nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của BIDV vẫn ở mức khá thấp 1,71%, nhưng cũng cao hơn mức 1,26% hồi cuối năm trước.
“Ông lớn” VietinBank cũng ghi nhận số dư nợ xấu tăng mạnh gần 40%, lên 23.225 tỷ đồng. Nhưng cũng như BIDV, do tín dụng ở mức cao nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của VietinBank chỉ ở mức 1,45%, tăng so với mức 1,13% hồi cuối năm 2023.
Vietcombank cũng ghi nhận số dư nợ xấu tăng hơn 37%, lên 17.133 tỷ đồng, nhưng lại có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thấp nhất hệ thống, khi chỉ ở mức 1,22%, nhưng cũng tăng hơn so với mức chưa đến 1% của cuối năm trước.
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu |
Ở nhóm ngân hàng tư nhân, VPBank có số dư nợ xấu cao nhất với gần 30.532 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với cuối năm 2023, nhưng tỷ lệ nợ xấu của VPBank hiện ở mức cao tới 4,81%, đặc biệt, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh 68,5% so với cuối năm trước, lên hơn 7.354 tỷ đồng.
Xét về tốc độ tăng, LPBank là ngân hàng có số dư nợ xấu tăng nhanh nhất hệ thống, khi tăng thêm 70% trong 9 tháng đầu năm lên 6.272 tỷ đồng. Tiếp đến là MB tăng 60%, Nam A Bank tăng 56,3%, BVBank tăng 55,7%, Bac A Bank tăng 50,1%...
Ở chiều ngược lại, chỉ duy nhất một ngân hàng giảm khối lượng nợ xấu là OCB, khi giảm từ 6.883 tỷ đồng hồi cuối năm 2023 xuống còn 6.540 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3/2024
Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, theo thống kê, có tới 11 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay ở mức trên 3% gồm: SHB, PGBank, ABBank, VietBank, PVComBank, VIB, OCB, BaoVietBank, BVBank, VPBank, NCB.
Chẳng hạn tại PVCombank, 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 89 tỷ đồng, giảm 74,3% so với cùng kỳ.
PVComBank hiện đang có tổng cộng 3.775 tỷ đồng nợ xấu tính đến hết tháng 9/2024, trong đó nợ nhóm 5 ở mức gần 2.851 tỷ đồng, chiếm tới 75,5% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay hiện ở mức 3,69%.
PVComBank còn có 7.750 tỷ đồng nợ xấu dưới dạng trái phiếu đặc biệt tại Công ty Quản lý tài sản VAMC và đã trích lập 865 tỷ đồng cho khoản nợ này.
Nhưng bên cạnh đó, có không ít ngân hàng dù tỷ lệ nợ xấu ở dưới ngưỡng cho phép, nhưng số dư các nhóm nợ lại có sự tăng mạnh.
Tại LPBank, dù tỷ lệ nợ xấu của LPBank chỉ tăng từ mức 1,34% lên 1,96% tổng dư nợ sau 9 tháng năm 2024, nhưng khối lượng nợ nhóm 5 tăng mạnh 132%, từ 1.169 tỷ đồng lên 2.717 tỷ đồng, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nhóm 4 (nợ nghi ngờ) cũng tăng lần lượt gần 70% và 27,4%.
Còn tại TPBank, tổng nợ xấu cũng đã tăng gần 28% sau 9 tháng năm 2024, lên mức 5.369 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại TPBank tăng từ 2,05% hồi đầu năm lên 2,29%.
Trong đó, nợ nhóm 5 giảm nhẹ 10% còn hơn 1.000 tỷ đồng. Nhưng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) lại tăng tới 63% lên hơn 2.709 tỷ đồng và nợ nhóm 4 (nợ nghi) ngờ tăng 16% lên hơn 1.659 tỷ đồng. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu tại TPBank tăng từ 2,05% hồi đầu năm lên 2,29%.
Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu |
Bac A Bank cũng ghi nhận tổng nợ xấu nội bảng tăng hơn 50% so với đầu năm, đạt 1.375 tỷ đồng do nợ có khả năng mất vốn tăng gần 57% và nợ nghi ngờ tăng hơn 73%. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý 3/2024 đạt 1,33%, trong khi đầu năm chỉ ở mức 0,92%.
So với cuối năm 2023, có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm là SeABank, MSB, SHB và PGBank. |
Theo các chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng sẽ chưa dừng đà tăng, do nhiều khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang thực hiện.
Tại báo cáo gửi tới Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, NHNN cho biết, lũy kế đến 31/8/2024 đã có 72 tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 290.370 lượt khách hàng với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là 249.705 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/8/2024 có 226.764 khách hàng đang còn dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với số dư nợ được cơ cấu lại là 126.403 tỷ đồng.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội theo chương trình Kỳ họp thứ 8 vào ngày 11/11/2024, về vấn đề nợ xấu tiếp tục tăng, Thống đốc NHNN cho biết, đây là thực tế do kể từ năm 2020 đến nay, doanh nghiêp và người dân khó khăn nên giảm nguồn thu dẫn đến trả nợ khó khăn hơn.
Theo Thống đốc, để kiểm soát nợ xấu, NHNN đã đề ra một số giải pháp với các tổ chức tín dụng như phải chú trọng thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ...
Đối với các nợ xấu hiện hữu, các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu thông qua việc đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ, phát mại tài sản. Nhưng Thống đốc cho hay, hoạt động này hiện nay đang rất khó khăn.
Ngoài ra, NHNN cũng đã có khuôn khổ pháp lý cho VAMC hay các công ty mua bán nợ để có thể tham gia xử lý nợ xấu.
Thống đốc cũng nhấn mạnh rằng nợ xấu ngân hàng khó có thể kiểm soát nếu nguyên nhân của nợ xấu là những yếu tố khách quan và yếu tố từ doanh nghiệp.
Do vậy, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị các doanh nghiệp và người dân cần tăng cường các khả năng về tài chính cũng như cơ cấu lại cách thức hoạt động quản trị, đặc biệt là quản trị dòng tiền, bởi trên thực tế có những doanh nghiệp có tiền nhưng quản trị dòng tiền không tốt.
Tin liên quan
Thêm ngân hàng triển khai nền tảng ngân hàng tương tác
14:03 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngân hàng tăng doanh thu ngoài lãi
10:42 | 16/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VietinBank: Lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
23:21 | 13/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới theo "luật chơi" quốc tế, ứng phó biến động trong xuất khẩu
20:26 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh kết nối quốc tế nâng cao năng lực doanh nghiệp khởi nghiệp
19:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op thêm một điểm thông thương hàng hóa xuất nhập khẩu
16:02 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15:29 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV đề xuất đầu tư 2 dự án kho bãi nhập khẩu than tại Quảng Trị
11:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành nông nghiệp“vực dậy” sau bão lũ
09:53 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhu cầu máy bay mới tăng cao, cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ trong nước
15:53 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm áp lực khi áp dụng bảng giá đất điều chỉnh tăng
08:11 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV phấn đấu sản xuất 3,4 triệu tấn than trong tháng 11/2024
07:35 | 14/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Năm 2024 xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thể đạt 2 tỷ USD
Nợ xấu các ngân hàng vẫn xu hướng tăng cả về số lượng và tỷ lệ
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
Đẩy mạnh đầu tư đáp ứng tiêu chí “xanh”
Hải quan Quảng Nam: Tạo thuận lợi thương mại, tăng nguồn thu ngân sách
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan