Nông dân hỏi, Thủ tướng trực tiếp trả lời loạt vấn đề nóng
Ngày 28/9, Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 tại Đắk Lắk | |
Thủ tướng trực tiếp đối thoại về phát triển nông nghiệp bền vững |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trực tiếp tham gia đối thoại với nông dân. Ảnh: Dân Việt |
Trăn trở hướng đi cho cà phê
Phát biểu ngay đầu hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến nền kinh tế cả thế giới tăng trưởng âm, nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng được, trong đó có "trụ đỡ" quan trọng là nông nghiệp, nông thôn.
Năm nay xảy ra đại dịch Covid-19, song cơ bản Việt Nam vẫn "được mùa trúng giá" từ lúa gạo, thuỷ sản, trái cây… Có thể nói, nông nghiệp thắng lợi toàn diện. Tuy vậy, còn nhiều việc cần làm, còn nhiều trăn trở cần giải pháp tháo gỡ.
Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: "Về thị trường, Việt Nam phải mở thị trường mới. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) khó vậy mà chúng ta còn vào được. Tuy nhiên, tỷ lệ chế biến các mặt hàng nông sản còn thấp, như cà phê mới có 12%".
Thủ tướng cũng đặt ra câu hỏi, vốn liếng còn khó khăn, tín dụng tăng trưởng 6% nhưng nông nghiệp được đầu tư bao nhiêu? Ngoài ra, tình trạng phân bón giả, thuốc trừ sâu kém chất lượng cũng còn nhức nhối, gây khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho bà con.
Sau phần phát biểu của Thủ tướng, liên quan tới ngành hàng cà phê, nông dân Đỗ Quý Toán, ở thôn Tân Lập, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, chuyên sản xuất cà phê chồn theo đơn đặt hàng của Tập đoàn Lộc Trời đặt câu hỏi, Chính phủ có giải pháp gì để phát triển ngành chế biến, xuất khẩu cà phê bền vững?
Vị này phân tích, vừa qua, lô cà phê đầu tiên đã được xuất khẩu sang EU theo EVFTA, với thuế suất 0%. Đây là cơ hội tốt mở ra cho ngành sản xuất, chế biến cà phê, nhất là khi trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ, trong đó có cà phê Buôn Ma Thuột.
Ngoài ra, nông dân Đỗ Quý Toán còn đặt vấn đề, thời gian qua, giá cà phê xuống rất thấp, khiến nông dân nhiều địa phương lo lắng, muốn chặt đi để trồng cây khác.
"Xin Thủ tướng cho biết, người trồng cà phê có nên tiếp tục duy trì cây trồng gắn với lịch sử, văn hóa của Tây Nguyên hay không? Chính phủ có định hướng gì để giúp nông dân chuyển đổi sang cây trồng khác và làm sao xác định được đâu là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên?", ông Đỗ Quý Toán nói.
Đáp lại câu hỏi này, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết, phải khẳng định cà phê là sản phẩm chủ lực chiến lược của Việt Nam. Chất lượng cà phê Việt Nam chất lượng rất tốt, được thế giới đánh giá cao. Vì vậy, Thủ tướng khuyên bà con vẫn tiếp tục trồng cà phê, tuy nhiên, phải quy hoạch vùng trồng cho rõ ràng.
Nông dân không được tiếp tục phá rừng tự nhiên trồng cà phê, nâng cao quy hoạch chất lượng trồng cà phê, thâm canh có chất lượng đối với cây cà phê; đẩy mạnh chế biến sâu nâng cao chất lượng sản phẩm...
"Trách nhiệm của nông dân và doanh nghiệp là phải giữ vững thương hiệu cà phê Tây Nguyên. Về phía Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tiếp tục mở rộng ổn định thị trường, cấp vốn để để tái canh cà phê, nâng cao chất lượng tái canh", Thủ tướng nói.
Nhức nhối nạn phân bón giả
Bên cạnh hướng đi cho cây cà phê, nội dung nhận được nhiều quan tâm tiếp theo là câu chuyện quản lý phân bón.
Nông dân Trần Thị Hoàng Anh, Hợp tác xã mật ong Phương Di, xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai cho biết, những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành đã tăng cường các giải pháp, quy định của pháp luật về quản lý phân bón, chống phân bón giả.
Đặc biệt, từ khi ngành phân bón được chuyển về cho Bộ NN&PTNT quản lý thì việc quản lý phân bón đã có những chuyển biến tích cực.
Nông dân Đỗ Quý Toán đặt câu hỏi với Thủ tướng tại hội nghị. Ảnh: Dân Việt |
"Tuy nhiên, để sản xuất nông nghiệp tốt hơn, làm ra nông sản sạch, an toàn hơn thì thời gian tới đây Chính phủ, các bộ ngành có giải pháp nào triệt để hơn để chấm dứt tình trạng phân bón giả?", bà Hoàng Anh đặt câu hỏi.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, những năm trước đây quản lý phân bón còn nhiều vấn đề. Tuy nhiên, sau năm 2016, Thủ tướng Chính phủ dưới Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phải chấn chỉnh, tập trung một cơ quan quản lý.
Sau đó, Thủ tướng ra văn bản, nghị định mới thống nhất một đầu mối là Bộ NN&PTNT là cơ quan trực tiếp quản lý.
Đến nay có một tín hiệu rất đáng mừng là Việt Nam đã có gần 4 triệu tấn phân bón hữu cơ, trong khi 4 năm trước có chưa đến 80.000 tấn phân bón hữu cơ. Đó là một sự thay đổi rất lớn về nhận thức. Nông nghiệp hữu cơ trong 4 năm qua có bước phát triển rất mạnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả đã tốt rồi, còn nhiều chỗ cần phải tiếp tục chấn chỉnh, kể cả những đơn vị sản xuất phân bón, kể cả quy trình ứng dụng…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhắc tới việc tăng cường quản lý của cơ quan quản lý nhà nước giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan và các tỉnh để giám sát từ khâu sản xuất, sử dụng dụng phân bón cùng các vật tư khác.
Về quản lý phân bón, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Tới đây phải điều tra truy tố nghiêm khắc nhất theo Luật Hình sự những tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón giả, phát hiện những đại lý, cá nhân sản xuất phân bón giả bắt bỏ tù ngay, lên án những hành vi tiêu cực”.
Tin liên quan
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform