Phát triển doanh nghiệp tư nhân sẽ nâng cao năng suất lao động
Để giải quyết nút thắt tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thì Việt Nam cần thay đổi suy nghĩ coi lao động giá rẻ là một lợi thế. Ảnh: Xuân Thảo. |
Nơi cao, nơi thấp
PGS.TS Nguyễn Đức Thành: Nếu muốn cải cách năng suất lao động của nền kinh tế, nên tập trung phát triển doanh nghiệp tư nhân. Giải pháp quy nhất trên diện rộng là cần tạo ra môi trường kinh doanh để họ có thể sản xuất với mức chi phí thấp nhất, hạn chế các rào cản, từ đó cải thiện khả năng tổ chức, sản xuất, tăng năng suất lao động hiệu quả. |
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội TS. Nguyễn Đức Thành cho biết, năng suất bình quân năm của Việt Nam tăng từ 18,886 triệu đồng/lao động (1991) lên mức 54,427 triệu đồng/lao động (2015). Như vậy, sau 25 năm năng suất lao động bình quân của Việt Nam tăng chưa tới 3 lần (2,88), thấp hơn rất nhiều so với tốc độ của các nước khác và có nguy cơ tụt hậu.
Ông Thành cho biết thêm, năng suất lao động của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng cao nhất, tiếp đó là nhóm ngành dịch vụ và thấp nhất là nhóm ngành nông, lâm và thuỷ sản. Xét về khía cạnh đóng góp của 3 nhóm ngành này vào GDP, nhóm nông, lâm và thuỷ sản có năng suất lao động thấp nhất và tỷ lệ đóng góp cũng giảm dần (duy trì quanh mức 2%). Năng suất lao động nhóm dịch vụ dù nhỏ hơn công nghiệp và xây dựng nhưng tỷ lệ đóng góp của hai ngành này gần tương đương với nhau (quanh mức 40%).
Cũng theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, từ năm 2002 trở đi, năng suất lao động của khu vực FDI giảm mạnh, trong khi khu vực nhà nước tiếp tục tăng trưởng, thậm chí vượt qua khu vực FDI vào năm 2015. Còn khu vực tư nhân vẫn có năng suất lao động rất thấp. Năm 2015, tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI lần lượt là 35,8%, 49,5% và 14,7%. Thực tế này đang và sẽ gây tác hại, cản trở đà tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong khi đó, lực lượng lao động rẻ không có kỹ năng của Việt Nam vẫn chiếm số lượng rất lớn, đang bị nằm kẹt trong khu vực nông thôn và không thể nào dịch chuyển sang ngành có năng suất cao hơn. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và nhức nhối của nền kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, năng suất lao động của khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng - vốn là khu vực quan trọng nhất, từ lâu đã chững lại, gây ra tình thế bất lợi cũng như kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế.
“Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp nhà nước cao hơn và cách rất xa so với năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Nhưng việc năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp nhà nước cao lại không nhờ vào hiệu quả hay ưu việt hơn mà nhờ những cơ chế ưu đãi về vốn, công nghệ, độc quyền thị trường, vì thế đầu ra của doanh nghiệp nhà nước có giá trị tốt hơn. Ngược lại với đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân là khu vực sử dụng lực lượng lao động khổng lồ, lớn nhất của nền kinh tế nhưng năng suất lao động lại thấp nhất”, TS. Nguyễn Đức Thành phân tích.
Tạo môi trường cạnh tranh để tăng năng suất lao động
Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu đúng và chú trọng cho hoạt động đầu tư mua sắm, thay đổi công nghệ theo hướng hiện đại để hỗ trợ người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tiến tiến để nhân công có thể tận dụng, phát huy tối đa năng lực và từ đó cũng nâng cao năng suất lao động... Điều này bắt nguồn từ điều kiện làm việc, môi trường làm việc, mật độ sử dụng công nghệ và vốn của Việt Nam còn thấp cũng như tay nghề kỹ năng của người lao động còn thấp. Và điều đó giải thích vì sao hiện nay thu nhập của chúng ta còn thấp vào loại thấp nhất trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN nói riêng và khu vực châu Á nói chung.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) cho rằng, năng suất lao động quan trọng đối với cả ba đối tượng là doanh nghiệp, người lao động và Nhà nước. Năng suất lao động cao thì doanh nghiệp mới có thể thu hút đầu tư và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; người lao động được cải thiện đời sống; đồng thời, năng suất cao giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và tác động trực tiếp đến GDP. Tăng năng suất lao động cần đến từ tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp, tư duy của lãnh đạo các cấp và của chính người lao động. Chính vì vậy, việc thay đổi môi trường, thể chế là điều quan trọng để tạo ra môi trường cạnh tranh, từ đó tăng năng suất lao động.
Phân tích kĩ hơn về vấn đề này, theo ông Tuấn, để giải quyết nút thắt tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp thì Việt Nam cần thay đổi suy nghĩ coi lao động giá rẻ là một lợi thế. Bởi lao động giá rẻ, thì thu nhập của người lao động cũng thấp. Và Việt Nam nên chuyển dần suy nghĩ, không nên coi đây là lợi thế nữa mà nên đi vào các lĩnh vực có giá trị cao hơn thay vì gia công sản phẩm cho các nước như hiện nay, đồng thời cải cách thể chế, tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, doanh nghiệp tư nhân ngày càng cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp FDI, khó tiếp cận nguồn lực về vốn, đất đai, tài nguyên... Do đó, khu vực doanh nghiệp tư nhân càng ngày càng thu hẹp quy mô, không dám đầu tư lớn để tăng năng suất, trong khi đáng lẽ đây phải là khu vực có năng suất lao động cao hơn.
Đồng tình với quan điểm của bà Phạm Chi Lan, PGS.TS Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng, bản thân các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp hấp thụ nhiều lao động không được mở rộng, chúng ta không có thị trường thì sẽ không mở rộng sản xuất được ở các ngành đó. Do đó, khâu phát triển thị trường của doanh nghiệp là quan trọng nhất để hấp thụ những lao động có sẵn, dư thừa hiện nay.
Tin liên quan
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bền vững
09:17 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
07:54 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính Giải bóng đá nữ vô địch U19 Quốc gia
07:53 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
20:25 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giúp nông dân nâng cao vai trò trong hành trình đưa hạt cà phê Việt Nam ra thế giới
16:28 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
14:30 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
14:02 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
Nghệ An: Hải quan – Biên phòng phối hợp bắt giữ 104 vụ vi phạm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform