Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không để chính sách bị trục lợi
Hỗ trợ lãi suất: Làm sao để nhanh và đúng? |
Ông Đào Minh Tú |
Xin ông cho biết, các chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đang được triển khai như thế nào?
Để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau những ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, trong đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm, tối đa 40.000 tỷ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một số ngành, lĩnh vực.
Ngày 20/5/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Cùng ngày, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định của Chính phủ.
Đây là chính sách đã được cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh rất mong đợi, nên quan điểm của Chính phủ, NHNN là phải sớm đưa chính sách hỗ trợ vào thực tiễn, với mục tiêu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp hơn để vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế; đồng thời bảo đảm nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, hạn chế tối đa các sai phạm trong quá trình triển khai, quyết toán hỗ trợ lãi suất.
Việc hỗ trợ lãi suất 2%/năm sẽ ảnh hưởng đến tổng tín dụng chung của toàn nền kinh tế cũng như hạn mức tăng trưởng của từng ngân hàng. NHNN sẽ có hướng xử lý như thế nào, thưa ông?
Ngay từ đầu năm đến nay, sau khi đã phối hợp xây dựng cơ chế triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, NHNN luôn xác định nguồn vốn ngân hàng là kênh quan trọng cung ứng vốn cho nền kinh tế và doanh nghiệp để tập trung vào hỗ trợ các nhiệm vụ phục hồi kinh tế nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vì thế, NHNN luôn chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng nhưng phải hướng tín dụng vào tất cả lĩnh vực trọng yếu, cần thiết có sự tập trung nhiều hơn để khôi phục nhanh. Vì thế, tín dụng đến gần cuối tháng 5 đã tăng 7,75% so với đầu năm 2022. Mức tín dụng chung và của nhiều lĩnh vực so với thời điểm này của năm 2021 thì hầu hết tăng gấp đôi.
Tín dụng tăng mạnh nhưng lại được dàn trải trên tất cả lĩnh vực cần thiết, lĩnh vực cần được ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Chẳng hạn lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, vận tải, khách hàng, nhà hàng… có mức tăng trưởng lên tới 8,24% - gần gấp đôi 2021. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy các ngành, lĩnh vực này đã khôi phục và tín dụng đi đúng hướng. Ngoài ra, các ngân hàng còn đẩy mạnh tín dụng bằng các các giải pháp như giãn hoãn nợ, cơ cấu nợ, hạ lãi suất… nên đã góp phần đạt mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế vĩ mô.
Với tình hình đó, việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm chắc chắn sẽ khiến cầu tín dụng tăng hơn, khối lượng tín dụng tăng hơn trước, chưa kể phần bù đắp thêm cho những ảnh hưởng có tính chất nhất thời về vốn từ trái phiếu doanh nghiệp. Nên NHNN đã tính toán, nghiên cứu để có lượng tín dụng bổ sung một cách phù hợp, đáp ứng nhu cầu khôi phục nền kinh tế, để gói 2%/năm có đủ dư địa về tín dụng. Tuy nhiên, NHNN vẫn luôn quán xuyến nguyên tắc điều hành tín dụng trên các cơ sở về kiểm soát lạm phát và chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô.
Không chỉ về tổng cầu tín dụng nói chung, nhiều ngân hàng thương mại cũng đang đề xuất tăng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng để triển khai gói hỗ trợ. Việc này cũng đã được NHNN tính đến và sẽ có xem xét, tính toán trong điều hành để đưa ra mức room phù hợp, đáp ứng các mục tiêu trong quan hệ tổng thể của kinh tế vĩ mô.
Để tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp từ chính sách hỗ trợ này, xin ông cho biết NHNN sẽ có biện pháp gì để đảm bảo việc vay vốn và giải ngân vốn được an toàn, đúng mục đích?
Như tôi đã nói ở trên, nhiệm vụ của ngành ngân hàng phải phải quản lý, triển khai việc triển khai hỗ trợ lãi suất 2%/năm được đúng đối tượng, đúng quy định, minh bạch, rõ ràng, không để trục lợi chính sách.
Theo đó, Thông tư 03 của NHNN đã quy định rất rõ ràng về các cấp trách nhiệm, kể cả trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương trong việc xử lý vi phạm chính sách, có thể tiến hành thu hồi khoản vay nếu xác định doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã vay vốn nhưng sử dụng vốn không đúng mục đích. Trong quá trình triển khai, NHNN sẽ cử các đoàn thanh tra, giám sát cũng như phối hợp với các cơ quan kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước… để quá trình triển khai của các tổ chức tín dụng đạt được theo mục tiêu đề ra.
Ngoài ra, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được hạ chuẩn tín dụng, phải bảo đảm thực hiện hỗ trợ lãi suất đúng quy định, đúng đối tượng. Đây là chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính lo về vấn đề ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về đối tượng thụ hưởng, thực hiện hỗ trợ thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, bước đầu triển khai có thể gây lúng túng, thiếu thống nhất nên các bộ, ngành cần phải tích cực phối hợp giải quyết sớm để tránh gây ách tắc cho nguồn vốn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Kiên Giang có tân nữ Phó Cục trưởng
Công an TPHCM điều tra vụ tàng trữ thuốc lá lậu quy mô lớn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 82 phát hành ngày 11/10/2024
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics