Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm quy định về khai thác hải sản
EC kiểm tra lần 2 khắc phục "thẻ vàng" hải sản từ ngày 5/11 | |
Quý III kém sắc của doanh nghiệp thủy sản | |
Biến động thị trường, xuất khẩu cá tra khó đạt 2,4 tỷ USD |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham gia trả lời chất vấn. |
Trả lời về chính sách phát triển ngành Thủy sản, Phó Thủ tướng cho biết: Chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thủy sản. Trong những năm qua ngành thủy sản Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ: Năm 2018, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,7 tỷ USD, giá trị xuất khẩu đạt 9 tỷ USD. 10 tháng đầu năm 2019, giá trị suất khẩu đạt 7,1 tỷ USD. Với kết quả đó, Việt Nam đã trở thành nhóm nước có giá trị xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Sự phát triển của ngành thủy sản đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới, và góp phần nâng cao đời sống của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản còn nhiều tồn tại, hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như: Quy mô sản xuất còn chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành thủy sản chưa hợp lý, hệ thống hạ tầng thuỷ sản còn lạc hậu, thiếu đồng bộ; vốn đầu tư cho hạ tầng thủy sản còn khó khăn. tổ chức sản xuất của ngành thủy sản chưa hiệu quả, chất lượng và giá trị gia tăng của ngành thủy sản còn thấp. Bên cạnh đó, việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa được chú trọng. Chính sách cho phát triển thủy sản chưa hiệu quả. Đặc biệt là tình trạng đánh bắt cá trái phép tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa được dứt điểm.
Tới đây, để khắc phục, Chính phủ sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, phải tiếp tục tập trung tái cơ cấu ngành Thủy sản trên cơ sở đánh giá đầy đủ nhu cầu thị trường trong nước và thế giới; gắn tái cơ cấu ngành thủy sản với điều kiện phát triển thủy sản của từng vùng, từng địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn tái cơ cấu ngành Thủy sản với tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, cung cấp nguyên liệu đầu vào đến nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nhằm giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam,…
Thứ hai, trên cơ sở tái cơ cấu ngành thủy sản, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch theo Luật Quy hoạch, đặc biệt là lập quy hoạch sử dụng biển quốc gia để báo cáo Quốc hội.
Thứ ba, trên cơ sở quy hoạch, các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện các quy hoạch cho từng năm và 5 năm. Xác định rõ cơ cấu nguồn vốn để đầu tư thực hiện các quy hoạch. Đồng thời, xác định cụ thể các dự án, các nhiệm vụ ưu tiên để huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Phó Thủ tướng cũng nêu rõ, sau khi Ủy ban Châu Âu EC cảnh báo “thẻ vàng” với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo với các bộ, ngành, và 28 địa phương ven biển để triển khai các giải pháp nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm của tàu cá và ngư dân Việt Nam. Tuy nhiên tình trạng đánh bắt cá trái phép vẫn chưa chấm dứt. Hiện tại, còn 7 địa phương có tàu cá của ngư dân vi phạm, bị nước ngoài bắt giữ, xử lý.
Tuần sau, đoàn công tác của Uỷ ban Châu Âu EC sẽ trở lại Việt Nam để kiểm tra, xem xét có gỡ “thẻ vàng” cho Việt Nam hoặc nâng mức cảnh báo “thẻ đỏ”. Nếu không được gỡ thẻ vàng, thậm chí bị nâng mức cảnh báo “thẻ đỏ” sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển của ngành thủy sản và nền kinh tế của Việt Nam và đời sống người dân.
Do đó, ngoài những giải pháp dài hạn để phát triển ngành thủy sản Việt Nam, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội tại các địa phương đặc biệt là 28 tỉnh, thành phố ven biển hỗ trợ giúp đỡ trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát ngư dân, cùng với lãnh đạo các địa phương triển khai tốt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của EC, sớm gỡ thẻ vàng cho thuỷ sản Việt Nam, để từ đó góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho thuỷ sản Việt Nam.
Kết luận phiên chất vấn về nông nghiệp và nông thôn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thống kê: Đã có 43 đại biểu đặt câu hỏi và 14 đại biểu tranh luận; 5 đại biểu chất vấn nhưng chưa được trả lời, 24 đại biểu đăng ký nhưng chưa được chất vấn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng trả lời bằng văn bản. Đánh giá, Chủ tịch Quốc hội cho rằng phiên chất vấn đầu tiên diễn ra sôi nổi. Các đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung và tích cực tranh luận để làm rõ vấn đề. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã nắm rất chắc vấn đề, thông tin được thực trạng, số liệu, minh chứng rất cụ thể, nêu rõ các tồn tại, hạn chế của ngành trong thời gian vừa qua và có những giải thích, lý giải về các nguyên nhân khách quan, chủ quan cho những tồn tại, bất cập, đưa ra giải pháp thực hiện và trách nhiệm của ngành cũng như trách nhiệm của Bộ trưởng. Các đại biểu cũng ghi nhận sự nỗ lực và những kết quả tích cực của ngành Nông nghiệp, sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và mong muốn Bộ trưởng tiếp tục nâng cao trách nhiệm, có kế hoạch cụ thể để khắc phục tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này đã được nêu trong phiên chất vấn. Khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu, triển khai hiệu quả các giải pháp trước mắt và căn cơ, lâu dài liên quan đến lĩnh vực chất vấn. Đặc biệt tập trung vào triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu trong nông nghiệp; làm tốt công tác kiểm nghiệm, chứng nhận sản phẩm; giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhất là kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất, chất kháng sinh, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp; làm tốt công tác dự báo, công tác quy hoạch; có giải pháp cụ thể để xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp; rà soát, tổng kết toàn diện việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển thủy sản, có các giải pháp hiệu quả về tín dụng để giảm nợ xấu trong hỗ trợ hoạt động khai thác hải sản, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ mới; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng các chính sách hỗ trợ trong đánh bắt để trục lợi,... |
Tin liên quan
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, sâu nhất là xăng E5RON92
15:19 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá
14:36 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kiên quyết phản đối hành xử thô bạo của lực lượng Trung Quốc với tàu cá Việt Nam
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Ireland Michael Higgins
14:01 | 03/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ
07:58 | 01/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
16:09 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
08:01 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics