"Phải tự thân cải cách để thành kinh tế thị trường đích thực"
45 quốc gia công nhận quy chế thị trường tại Việt Nam
Báo cáo "Phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam" công bố ngày 27-11 cho thấy: Nhờ áp dụng cơ chế thị trường, từ một quốc gia nghèo, với mức GDP bình quân đầu người chỉ ở mức 140 USD vào năm 1992, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế lớn nằm trong nhóm TOP50 trên thế giới, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.900 USD vào năm 2013.
Theo báo cáo, Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 và chấp nhận tình trạng là một nền kinh tế phi thị trường. Đây là một bất lợi của Việt Nam trong các vụ kiện bán phá giá. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thuyết phục các quốc gia khác nhau công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Tính đến đầu tháng 4-2014, đã có 45 quốc gia công nhận quy chế thị trường tại Việt Nam. Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, đa số các nước thuộc liên minh châu Âu, Canada, Mexico... vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đến hết 2018 quy chế này sẽ tự động hết hiệu lực, tức việc các nước khác có coi Việt Nam là nền kinh tế thị trường hay không không còn ý nghĩa trên thực tế nữa.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng: Để được thế giới công nhận là nền kinh tế thị trường, chúng ta không chỉ dùng biện pháp chính trị, ngoại giao mà phải tự thân cải cách để thành nền kinh tế thị trường đích thực, tham gia vào sân chơi thế giới.
"Báo cáo đánh giá về kinh tế thị trường không phải để bày ra cho thế giới xem, mà để các nhà chính sách Việt Nam thấy rằng chúng ta đang ở đâu, để hội nhập đầy đủ và đàng hoàng. Điều này chỉ có lợi cho chúng ta" - TS Nguyễn Đức Thành nói.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh: Chúng tôi không có ý định hướng đến việc thuyết phục các quốc gia khác công nhận nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. Chúng tôi mong muốn đưa ra một đánh giá độc lập với Chính phủ về mức độ phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam từ tổng thể nền kinh tế cho đến những lĩnh vực và thị trường chủ chốt như hệ thống luật pháp, quản trị nhà nước, hệ thống tài chính-tiền tệ, hệ thống doanh nghiệp, thương mại quốc tế, và các thị trường yếu tố sản xuất, bao gồm thị trường lao động, thị trường vốn, và thị trường đất đai.
"Với những đánh giá này, chúng tôi hy vọng đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện về sự hiện diện của cơ chế thị trường tại Việt Nam. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách hoàn thiện cơ chế thị trường tại Việt Nam trong những năm tới" - theo báo cáo.
Vận hành kinh tế thị trường trên mọi khía cạnh
5 tiêu chí được nhóm nghiên cứu đưa ra để đánh giá mức độ phát triển nền kinh tế thị trường. Đó là vai trò của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền tài sản và thực hiện công bằng pháp luật; thông số tài chính (hệ thống tài chính lành mạnh); quyền và hành vi doanh nghiệp (doanh nghiệp được tự do trao đổi, kinh doanh); môi trường thương mại (tự do trao đổi quốc tế); chi phí và giá nhân tố đầu vào (phân bổ nguồn lực có dựa trên yếu tố thị trường).
Theo TS Nguyễn Đức Thành, Việt Nam đã có sự cải thiện trong kinh tế thị trường giai đoạn 2000-2006, nổi bật là tự do kinh doanh đã có bước cải thiện giai đoạn 2005-2006 do sự ra đời của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; tỉ lệ đầu tư công giảm. Nhưng từ năm 2006-2013, chưa cho sự cải thiện nào mang tính đột phá trong phát triển mức độ tự do kinh tế. Các hiệp định tự do tạo bước tăng trưởng trong tự do thương mại nhưng yếu kém hiệu quả quản trị khiến tổng thể chưa có sự đột phá.
Trình bày cụ thể hơn về nội dung đổi mới hệ thống pháp luật kinh tế theo hướng thân thiện với thị trường, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đánh giá: Về cơ bản hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam đã đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường trên mọi khía cạnh kinh tế.
"Hôm 26-11 Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), tôi hy vọng hai Luật này khi ra đời sẽ tạo một bước tiến mới cho Việt Nam từ góc độ thể chế pháp luật để khuyến khích nền kinh tế thị trường phát triển" - bà Nguyễn Thị Thu Trang nói.
Mặc dù vậy, vẫn còn những vướng mắc, bất cập cản trở sự vận hành bình thường, ổn định và an toàn của kinh tế thị trường, đặc biệt từ góc độ thực thi.
Chuyên gia kinh tế bà Phạm Chi Lan cho rằng: Nhìn về pháp luật, Việt Nam đang hình thành hệ thống pháp luật thị trường, nhưng không thể chỉ nhìn vào số văn bản, hay nội dung văn bản mà cần nhìn vào việc thi hành pháp luật.
"Việt Nam có độ vênh cực lớn giữa nội dung văn bản pháp quy với việc thực hiện. Nếu dùng thước đo cụ thể bằng cảm nhận của doanh nghiệp, thì rõ ràng kinh tế thị trường Việt Nam về mặt pháp luật còn chưa đầy đủ, còn rất nhiều vấn đề" - bà Phạm Chi Lan chia sẻ - "Nếu so với Trung Quốc, kinh tế thị trường Việt Nam không được phát triển bằng".
Theo TS Nguyễn Đức Thành, để thúc đẩy quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường, một trong những giải pháp là cần tăng tính thông thoáng kinh doanh cho các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và tích cực tham gia các hiệp định tự do, chủ động dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.
"Nâng cao tính độc lập của tư pháp, không để các lợi ích nhóm can thiệp quá trình phân định kinh tế, tăng cường tính dân chủ, nâng cao tiếng nói của doanh nghiệp, người dân trong hoạt động xây dựng luật của Chính phủ, cần bảo vệ tốt quyền tài sản hợp pháp của các thành phần kinh tế"- TS Nguyễn Đức Thành khuyến nghị.
Báo cáo "Phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam" được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia kinh tế độc lập đến từ 4 cơ quan nghiên cứu và tư vấn kinh tế có uy tín tại Hà Nội. Đó là Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam (VIE), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thuộc trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội (VEPR). Nguồn tài chính cho Báo cáo được Viện Friedrich Naumman Vietnam tài trợ. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Cuba diễn ra trọng thể
08:15 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
21:29 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III đã vượt mốc 20.000 đồng/lít
15:20 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
14:04 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform