"Phân luồng sau THPT là quá muộn"
Dự thảo Đề án đưa ra việc phân luồng sau khi học sinh học khi hết lớp 12. Theo ông việc phân luồng này đã thực sự hợp lý hay chưa?
Trên thế giới hiện có hai xu hướng phân luồng, một là sau khi tốt nghiệp THCS, tức là khi học xong lớp 9 và sau khi đã tốt nghiệp THPT, học xong lớp 12. Dự thảo của Bộ GD-ĐT chọn xu hướng thứ 2, tức là phân luồng sau khi học xong lớp 12.
Khi học sinh học hết lớp 12 sau đó phân luồng theo 3 định hướng nghề nghiệp: Định hướng chung có tính hàn lâm/khoa học, định hướng kỹ thuật/công nghệ, định hướng năng khiếu. Nếu phân luồng như vậy, sau khi học hết lớp 12 sẽ không có học sinh nào muốn quay lại học nghề mà sẽ lên học đại học.
Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên phân luồng học sinh sau THCS. Tức là sau THCS, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm hướng các em học sinh học theo thế mạnh của mình. Đồng thời, trong quá trình học nghề, học sinh vẫn phải học kiến thức, văn hóa… để đảm bảo được những yêu cầu cần thiết khi tham gia vào thị trường lao động và có thể theo học lên các cấp học cao hơn khi có nhu cầu.
Việc phân luồng sau THPT sẽ tác động như thế nào đến cơ cấu nguồn nhân lực, thưa ông?
Nếu Bộ GD-ĐT thực hiện phân luồng sau THPT thì cơ cấu nghề nghiệp vẫn tiếp tục mất cân đối, vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
Sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, rất ít học sinh theo hướng học nghề. Hiện hệ thống trường ĐH mở ra ngày càng nhiều, đặc biệt là các trường ngoài công lập nên việc theo học đại học cũng trở nên dễ dàng hơn.
Có một thực tế, nhiều học sinh vừa thi đại học xong chưa có kết quả đã có những trường đại học gửi giấy mời đi học. Như vậy, học sinh có học lực trung bình, yếu cũng có thể vào đại học. Hệ quả là nhân lực có trình độ ĐH ngày càng dư thừa, nhưng chất lượng không đáp ứng yêu cầu với công việc.
Trong khi đó, những trường nghề chỉ có những học sinh không đỗ đại học theo học, khiến cho các trường nghề luôn thiếu chỉ tiêu đào tạo và chất lượng đào tạo không cao.
Do vậy, Bộ GD-ĐT nên nghiên cứu, tiếp thu đề xuất của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tiến hành phân luồng học sinh ngay sau khi tốt nghiệp THCS, các em sau khi tốt nghiệp được chia thành hai luồng, luồng lên học THPT và luồng đi vào học nghề.
Hiện hệ thống các trường nghề chưa thu hút được thí sinh và Việt Nam sẽ thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề. Nếu chất lượng lao động của Việt Nam không được cải thiện nguy cơ lao động Việt Nam thua các nước ASEAN ngay trên sân nhà không, thưa ông?
Hiện nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN đang có xu hướng đầu tư vào các trường nghề. Trong khi đó, hệ thống các trường nghề của Việt Nam vẫn chưa có nhiều thay đổi, chưa thu hút được các nguồn lực xã hội và người học. Thực tế cho thấy, nếu Việt Nam đào tạo nghề không tốt, người lao động của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được với khu vực và thế giới.
Hiện Việt Nam đang mở ra rất nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng phải sử dụng lao động người nước ngoài do lao động trong nước chỉ làm được những công việc đơn giản hoặc phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
Ví dụ như khu kinh tế Vũng Áng có rất nhiều lao động nước ngoài làm việc trong đó, điều này cho thấy lao động của Việt Nam đã không thể cạnh tranh với lao động nước ngoài.
Sắp tới đây, khi cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, lao động các nước sẽ được di chuyển tự do, nguy cơ người lao động Việt Nam có thể thua trên sân nhà là hoàn toàn hiện hữu.
Do đó, hai Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần “ngồi lại” với nhau để cùng bàn thảo, nghiên cứu đưa ra chiến lược đào tạo nghề phù hợp và dài hơi hơn cho đất nước, tránh tình trạng “cát cứ”, thiếu sự phối hợp linh hoạt như hiện nay.
Tin liên quan
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
17:36 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại phiên họp về chủ nghĩa đa phương
08:32 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics