Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Rà soát, lựa chọn sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế

(HQ Online) - PGS.TS Nguyễn Đức Thành (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2019 cũng như những năm tiếp theo trong bối cảnh kinh tế số, bên lề buổi công bố Báo cáo kinh tế thường niên Việt Nam 2019.
ra soat lua chon su dung hieu qua cac nguon luc cho tang truong kinh te 105775
PGS.TS Nguyễn Đức Thành

Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2019 nhấn mạnh vào vấn đề kinh tế số tại Việt Nam. Ông nhìn nhận như thế nào về các lợi thế của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh của kinh tế số?

Tôi nghĩ Việt Nam có nhiều sự cản trở, khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi số và nền kinh tế số hiện nay, đó là những vấn đề cố hữu của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nói về mặt tích cực thì Việt Nam có những mặt thuận lợi như tỷ lệ dân số trẻ, người dân nhanh nhẹn, nhanh chóng trong tiếp nhận, chuyển đổi tư duy, sự thoáng đạt của người Việt Nam. Đặc biệt với sự phát triển gần đây của Việt Nam như kinh tế tư nhân ngày càng mở rộng, hay là hoạt động giáo dục của Việt Nam hướng nhiều hơn và dịch chuyển nhiều hơn vào các chương trình như chương trình stem (ứng dụng khoa học), điều này sẽ tạo thuận lợi hơn cho Việt Nam. Đồng thời, sự ham học hỏi ngoại ngữ sẽ giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn, thuận lợi hơn.

Ông đánh giá như thế nào về những chính sách cho kinh tế tư nhân - động lực tăng trưởng chính cho phát triển kinh tế trong bối cảnh kinh tế số đang phát triển như hiện nay?

Những chính sách gần đây cho kinh tế tư nhân hoàn toàn phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số và bối cảnh kinh tế thế giới đang chịu ảnh hưởng lớn của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay mà Việt Nam đang tham gia. Lý do là vì ở cấp độ kinh doanh và phát triển kinh tế nói chung thì DN tư nhân là khu vực nền tảng, là động lực cơ bản cho tăng trưởng. Điều quan trọng thứ hai là bản thân kinh tế tư nhân là nền tảng cho sự sáng tạo, mà sự sáng tạo lại là yếu tố tiên quyết để chúng ta chủ động hội nhập nền kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, kinh tế tư nhân được hiểu là khu vực năng động, tự chủ và tự đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh của mình. Họ là động lực cho sự sáng tạo trong tương lai, vì thế, những chính sách hỗ trợ cho kinh tế tư nhân trong bối cảnh phát triển kinh tế số hiện nay là hoàn toàn phù hợp.

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang leo thang, theo ông sẽ tác động tới thu hút FDI 2019 cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam như thế nào?

Trong đầu năm 2019, vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đang rất lớn. Đây là tác động trực tiếp của chiến tranh thương mại Mỹ Trung, trong đó làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác trong đó có Việt Nam là điều hiện hữu. Việt Nam đang tiếp nhận và phân luồng đầu tư, trong đó có đầu tư từ những nước có công nghệ phát triển như Nhật, Mỹ. Để đầu tư dài hạn, những nước này sẽ tính toán cân nhắc kỹ xem sẽ là Ấn Độ, Indonesia hay Việt Nam, điều này phụ thuộc vào môi trường thể chế hay tiềm năng của lực lượng lao động. Đối với nhóm nước này, họ không hoàn toàn cho rằng Việt Nam là điểm đến số 1, mà họ lựa chọn Malaysia, Indonesia, Thái Lan..., nơi có cơ sở hạ tầng tương đối tốt từ trong quá khứ, hoặc nơi có lợi thế, tiềm năng về ngôn ngữ như tiếng Anh, có nguồn lao động khổng lồ. Việt Nam chỉ là một trong những ứng cử viên mà thôi.

Trong khi đó Trung Quốc lại thấy Việt Nam có sự gần gũi về văn hóa, địa lý, chính trị, do đó, đầu tư Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam, tỷ trọng đầu tư từ Trung Quốc vì thế tăng vọt, chiếm thế thượng phong so với các nước truyền thống. Tuy nhiên, điều này chỉ là hiện tượng mà thôi, vì đây là do ý chí chủ quan và tính toán riêng của các nhà đầu tư. Đối với Việt Nam, chúng ta không thể kiểm soát được sự tính toán của các nhà đầu tư nhưng ta hoàn toàn có thể tác động đến lựa chọn của họ để chúng ta có thể lựa chọn được các nhà đầu tư có chất lượng cao, có cam kết lâu dài như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc. Muốn vậy, chúng ta cũng phải tự hoàn thiện bản thân thông qua hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và thế giới đang bị xáo động như hiện nay thì Việt Nam được lợi nhiều nhất về đầu tư trong trung và dài hạn, còn về thương mại, theo quan sát, ảnh hưởng của nó là sự pha trộn. XK của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt, vì hàng hóa từ Trung Quốc bị chặn thì hàng hóa của Việt Nam có lợi hơn. Nhưng đồng thời XK của chúng ta sang Trung Quốc lại giảm vì Chính phủ cũng như người tiêu dùng Trung Quốc cũng bảo vệ DN nước họ, khi DN gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài thì họ ngăn chặn hàng hóa nước ngoài NK vào Trung Quốc. Như chúng ta đã thấy, XK của Việt Nam vào Trung Quốc đã giảm, bắt đầu từ quý IV/2018, giảm mạnh về số lượng và quy mô so với số lượng hàng hóa XK của chúng ta tăng lên ở thị trường Mỹ. Chính vì thế, có thời điểm XK của chúng ta giảm tuyệt đối dù XK vào Mỹ tăng, vậy thì tới thời điểm XK tăng vượt phần giảm NK vào Trung Quốc thì chúng ta sẽ có lợi thế.

Tại báo cáo kinh tế thường niên 2019, ông và cộng sự đã dự báo hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay. Xin cho biết rõ hơn về dự báo này?

Trên cơ sở phân tích về các xu hướng diễn biến chính của kinh tế thế giới cùng những đánh giá rủi ro và thuận lợi trên thị trường quốc tế cũng như trong nước, chúng tôi đã đưa ra dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay. Theo đó, kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5-6,9%.

Trong kịch bản thứ nhất, tăng trưởng của nền kinh tế dự báo đạt mức thấp 6,56%, xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội đề ra. Kịch bản này có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động từ sự gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ thị trường Trung Quốc, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam. Trong khi đó, chúng tôi giả định xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc chưa đủ linh hoạt để tăng mạnh trong môi trường chiến tranh thương mại.

Kịch bản thứ hai là tăng trưởng đạt mức 6,81%, đạt mục tiêu của Quốc hội. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, nhờ dư địa động lực tăng trưởng của 2018, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao của các ngành chính gồm công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, khối DN trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều đó được thể hiện trong quý I/2019 tốc độ tăng trưởng XK của khối DN trong nước cao hơn của khối DN FDI. Đây là điều khác biệt so với xu thế nhiều năm trước bởi DN FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước.

Vậy đâu là những khuyến nghị chính sách cho phát triển kinh tế trong năm 2019 cũng như những năm sắp tới?

Về mặt chính sách, trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần rà soát và lựa chọn sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế trước những thay đổi toàn cầu diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Tư duy thúc đẩy tăng trưởng dựa vào các nguồn lực truyền thống như tăng sản lượng khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng lao động giá rẻ là không còn phù hợp mà cần phải đẩy mạnh nguồn lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, một nguồn lực cho phép tạo ra một không gian lớn cho phát triển. Nếu không có những thay đổi căn bản, Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay. Trong tương lai không xa, thị trường lao động có thể phải đối mặt với khó khăn từ hoạt động tự động hoá và chuyển đổi số. Nguy cơ mất việc làm, gia tăng thất nghiệp sẽ là vấn đề đau đầu đối với Chính phủ và chính người lao động. Bên cạnh đó, khả năng tận dụng được những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và của từng ngành sản xuất và dịch vụ nói riêng là nhiệm vụ khó có thể thực hiện trong bối cảnh năng suất lao động, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do vậy, chúng tôi khuyến nghị trước mắt Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, tạo nền tảng cho Việt Nam hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Thu Hiền (thực hiện)

Tin liên quan

Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công

Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công

(HQ Online) - Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam cần hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cùng các đột phá về chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực để hướng đến chất lượng phát triển bền vững hơn.
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất

Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất

(HQ Online) - Thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu dùng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam… trong 7 tháng đầu năm 2024 đều tăng trưởng khá, cho thấy sự hồi phục của kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn toàn có sơ sở kỳ vọng kết quả tăng trưởng cao hơn, vượt mục tiêu 6,5% trong năm 2024.
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động

Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động

(HQ Online) - Tạo lập được mô hình với những trụ cột phát triển vững chắc trong gần 40 năm liên tiếp, Việt Nam tích lũy đáng kể nội lực và lạc quan hướng tới nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

(HQ Online) - Các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam đã đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khi nói về những nội dung của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-300x250
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán

Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán

Chiều 9/9, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện công tác tài chính - ngân sách tháng 8, triển khai chương trình công tác tháng 9/2024.
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi

Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi

BHXH yêu cầu tuyệt đối không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe do các gián đoạn về giao thông, hạ tầng, cơ sở vật chất,… sau bão, lũ.
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thực hiện điều tiết phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào Khu phi thuế quan kể từ 9h ngày 10/9.
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại vốn vay của khách hàng và triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ sau bão số 3.
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện

Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo 7 nhà máy thủy điện gồm: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Tuyên Quang, Thác Bà và các công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý khu vực miền Bắc, miền Trung tuân thủ nghiêm quy trình vận hành liên
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, TP Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 14 văn kiện giữa các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương.
Phiên bản di động