Rốt ráo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước | |
Gỡ vướng giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư | |
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với Cao Bằng về giải ngân vốn đầu tư (tháng 7/2020). |
Kịp thời giải quyết vướng mắc
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để thúc đẩy tiến độ giải ngân, Bộ Tài chính đã cử nhiều đoàn kiểm tra, đôn đốc giải ngân do lãnh đạo Bộ Tài chính dẫn đầu để làm việc với các bộ, ngành, địa phương. Trực tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã dẫn 2 đoàn công tác làm việc với 4 địa phương là Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hải Dương. Qua nắm bắt tình hình ở cơ sở, tổ chức giao ban trực tuyến giải ngân vốn nước ngoài với các bộ, ngành, địa phương, nhiều vấn đề cụ thể đã được chỉ ra.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 7 tháng là 193.040 tỷ đồng, đạt 40,98% và ước đến 31/8/2020 là 221.774,1 tỷ đồng, đạt 47,08% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm (471.032,733 tỷ đồng), đã có sự chuyển biến tích cực hơn so với các tháng trước, đặc biệt là ở các địa phương. |
Ngoài những khó khăn khách quan như dịch Covid-19, nguồn vốn, hay vướng mắc cố hữu như giải phóng mặt bằng, tái định cư, quy định mới ban hành có nhiều thay đổi,… thì việc tổ chức thực hiện đã được các đoàn công tác nhận định là nguyên nhân chính. Đơn cử, một số dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 lớn song tỷ lệ giải ngân còn thấp như dự án về giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành mới giải ngân 2.190,299 tỷ đồng trên tổng số 18.195,035 tỷ đồng, đạt 12,7% do vướng mắc trong xác định nguồn gốc đất, áp khung giá đất bồi thường, phê duyệt đơn giá cấu phần có xây dựng. Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài… nên chưa có khối lượng giải ngân. Một vài dự án khởi công mới nhưng đang trong quá trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công chưa giải ngân, một số dự án vốn kéo dài từ năm 2019 sang năm 2020 hiện đang trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành nên chưa giải ngân. Một số dự án vướng mắc trong điều chỉnh hợp đồng (Dự án Bạch Mai 2, Việt Đức 2)... Các dự án mua sắm thiết bị nước ngoài mở LC chỉ tạm ứng một phần hợp đồng, sau khi hệ thống được lắp đặt, chạy thử, vận hành hoạt động nghiệm thu tổng thể và thanh toán thường tập trung vào hai quý cuối năm... ảnh hưởng tới giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng đầu năm.
Đặc biệt, việc thực hiện các dự án ODA còn gặp rất nhiều vướng mắc như giao kế hoạch chưa rõ về cơ chế tài chính áp dụng (dự án Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình hỗ trợ phát triển năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo Việt Nam thuộc Bộ Công thương). Một số dự án như: dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc... đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh giảm vốn sang các dự án khác dẫn đến ảnh hưởng tiến độ giải ngân.
Ngay sau khi hiểu rõ những vướng mắc cụ thể từ cơ sở, Bộ Tài chính đã có nhiều động thái tháo gỡ. Đầu tháng 8/2020, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các địa phương, hướng dẫn việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 sang năm 2020. Ngay sau đó là văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc về giải ngân các dự án ODA chuyển từ cơ chế ghi thu ghi chi sang giải ngân theo cơ chế trong nước; văn bản thông báo về kết quả làm việc gửi các địa phương. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các địa phương, bộ, ngành về cam kết tiến độ giải ngân ODA, vay ưu đãi nước ngoài, bởi tiến độ hiện nay quá thấp, các địa phương trong quá trình triển khai nhiều khó khăn.
Qua các chuyến đi kiểm tra, làm việc thực tế, bên cạnh việc tìm hướng giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Bộ Tài chính cũng chỉ ra những địa phương đáng biểu dương với những kinh nghiệm hay cần nhân rộng. Ví dụ như Bắc Kạn, một trong những địa phương khó khăn nhất cả nước nhưng đạt mức giải ngân khá cao, trên 60%. Lãnh đạo địa phương cho biết, ngoài việc tiết kiệm chi thường xuyên 10% theo yêu cầu, địa phương đã tăng mức tiết kiệm thêm 2%. Với các dự án sau khi đấu thầu, yêu cầu tiết kiệm thêm 5% để làm nông thôn mới. Đây là những kinh nghiệm triển khai tốt.
Có chế tài nghiêm khắc
Về giải pháp để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, mới đây, tại Hội nghị giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2020, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giao nốt số vốn chưa giao năm nay là 22.000 tỷ đồng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo. Đối với nguồn vốn giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn 10% dự phòng ngân sách trung ương và nguồn 10.000 tỷ đồng giao cho các dự án thuộc danh mục Nghị quyết 797/NQ-UBTVQH14 thực hiện trong kế hoạch năm 2020, do giao muộn nên cần có thời gian triển khai dự án.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp chung báo cáo Chính phủ cho phép không áp dụng quy định cắt giảm, điều chỉnh vốn theo Nghị quyết 84/NQ-CP. “Đây là vấn đề địa phương phản ánh nhiều. Việc giao vốn chậm khiến địa phương khó có thể thực hiện. Có những địa phương năm ngoái giao vào 31/12 mà bảo giải ngân trong năm thì người ta cũng không thể giải ngân được" - Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu. Ngoài ra, một số địa phương có báo cáo các dự án bảo vệ và phát triển rừng thực hiện và thanh toán theo chu trình lâm sinh. Do vậy, đến 30/9, không có khả năng giải ngân được 60% kế hoạch vốn giao. Các tỉnh cam kết khi hết thời gian giải ngân theo quy định (31/1/2021) có thể giải ngân hết kế hoạch vốn giao năm 2020 và kiến nghị cho phép không áp dụng điều chỉnh vốn (nếu đến ngày 30/9 không đạt giải ngân 60%) đối với các dự án bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, nắm bắt tình hình địa phương, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
Đối với các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng cần xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong năm 2020 như Thủ tướng Chính phủ đã nêu và cần tích cực triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ. Trong đó lưu ý việc điều chỉnh, giao bổ sung kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục triển khai phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2020 cho các dự án đủ điều kiện được giao vốn, còn không thì phải điều chỉnh.
Đặc biệt, chỉ đạo chủ đầu tư hoàn thành việc thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án được giao kế hoạch trong năm 2020; hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án; thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án trong thời hạn 4 ngày kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu theo quy định. Đồng thời, có chế tài nghiêm khắc với các chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc, đặc biệt là các dự án giải ngân chậm. Cuối cùng là rà soát và giao chi tiết ngay kế hoạch vốn cho các dự án có khả năng giải ngân trong năm 2020 đối với kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung làm cơ sở để triển khai thực hiện.
Đến ngày 20/8/2020, vẫn còn khoảng 18.902 tỷ đồng (bằng 3,96% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao) chưa được bộ, ngành, địa phương phân bổ, trong đó: bộ, ngành là: 8.130 tỷ đồng và địa phương là 10.772 tỷ đồng. Số vốn còn lại chưa phân bổ chủ yếu là do một số dự án được bổ sung vốn từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn nhưng chưa được bổ sung kế hoạch trung hạn hoặc mới được giao nên chưa phân bổ hoặc phân bổ chậm. Một số các dự án chuẩn bị đầu tư, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2021-2025 do chưa có hướng dẫn cụ thể về điều chỉnh bổ sung kế hoạch 2016-2020 nên chưa có cơ sở phân bổ... Một số dự án sử dụng vốn ngoài nước năm 2019 mới được giao kế hoạch trung hạn 2016-2020 nên một số hạng mục phải chuyển sang giai đoạn 2021-2025 để thực hiện nên đề nghị chuyển cho các bộ, ngành địa phương khác (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), một số dự án chưa đủ thủ tục đầu tư do đang chuẩn bị ký hiệp định, điều chỉnh dự án (Bộ Giao thông vận tải), làm thủ tục điều chỉnh dự án khác (Ninh Thuận), làm việc với nhà tài trợ để giải quyết một số vướng mắc (Vũng Tàu)... |
Tin liên quan
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nhà đầu tư mong đợi thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
06:18 | 09/08/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform