Rủi ro từ "cơn sốt" đầu tư AI
Dùng AI đấu với AI trong cuộc chiến chống tin giả Tiềm năng nhân tài Việt Nam cho nhà đầu tư phát triển lĩnh vực AI Kiểm soát rủi ro về thuế trong kinh doanh thương mại điện tử |
Vốn hóa của Nvidia, nhà cung cấp chip AI số một thế giới, đã tăng chóng mặt, kéo theo kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư vào cơn sốt AI. |
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường New Street Research (Anh), Alphabet, Amazon, Meta (công ty mẹ của Facebook, Instagram) và Microsoft sẽ chi tổng cộng 104 tỷ USD để xây dựng các trung tâm dữ liệu AI mới trong năm 2024. Cộng thêm khoản chi của các công ty công nghệ nhỏ hơn và các ngành công nghiệp khác, tổng số tiền đầu tư vào trung tâm dữ liệu AI giai đoạn 2024-2027 có thể lên tới 1.400 tỷ USD.
Đầu tư vào AI được chia thành hai mảng: Một nửa dành cho các nhà sản xuất chip, với nhà sản xuất chất bán dẫn (chip) AI, Nvidia (Mỹ) là công ty hưởng lợi chính; phần còn lại dành cho các nhà sản xuất thiết bị giúp chip hoạt động liên tục, từ thiết bị mạng đến hệ thống làm mát. Theo phân tích của báo "The Economist" với 60 công ty trong lĩnh vực này, tính từ đầu năm 2023, giá cổ phiếu trung bình của các công ty tăng 103%, so với mức tăng 42% của các công ty trong chỉ số S&P 500 của Mỹ. Doanh số các công ty này dự kiến tăng trung bình 14% vào năm 2025, so với mức tăng 1% của các công ty phi tài chính, không gồm các công ty công nghệ trong S&P 500.
Tất cả sự quan tâm đối với AI đang tạo ra "cơn sốt" đầu tư mới. Năm nay, khoảng 2/3 các công ty trong phân tích của "The Economist" dự kiến sẽ tăng chi tiêu vốn, cao hơn mức trung bình 5 năm. Nhiều công ty đang xây dựng các nhà máy mới, trong đó có công ty sản xuất máy chủ Wiwynn (Đài Loan) và Supermicro (Mỹ) và công ty bán cáp mạng Lumentum (Mỹ). Nhiều công ty cũng đang chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D).
Trong khi đầu tư tăng mạnh, rủi ro đối với chuỗi cung ứng AI cũng gia tăng, một trong số đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào Nvidia. Ông Baron Fung, Giám đốc nghiên cứu tại công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro Group (Mỹ), cảnh báo khi Nvidia bắt đầu tung ra con chip mới hàng năm thay vì hai năm một lần như trước đây, toàn bộ chuỗi cung ứng phải tức tốc xây dựng các dây chuyền sản xuất mới với tiến độ đẩy nhanh. Doanh số bán hàng trong tương lai của nhiều công ty trong chuỗi cung ứng AI được dự đoán sẽ phụ thuộc vào việc làm hài lòng nhà sản xuất chip có giá nhất thế giới.
Một rủi ro khác bắt nguồn từ nguy cơ nghẽn nguồn cung, đáng chú ý nhất là nguồn cung điện. Một phân tích của công ty môi giới Bernstein (Mỹ) đưa ra kịch bản trong đó đến năm 2030, các công cụ AI được sử dụng nhiều như hoạt động tìm kiếm trên Google hiện nay. Điều này sẽ khiến nhu cầu điện ở Mỹ tăng 7%/năm, so với mức 0,2% trong giai đoạn 2010-2022. Rất khó có thể xây dựng mới các nhà máy điện đáp ứng đủ nhu cầu trên trong thời gian ngắn. Chuyên gia Stephen Byrd tại Ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) cho biết, ở bang California, nơi có khả năng sẽ xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu AI, phải mất 6-10 năm để một cơ sở năng lượng mới có thể hòa vào mạng điện lưới hiện có.
Rủi ro lớn nhất đối với chuỗi cung ứng AI là nhu cầu giảm. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), và Công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia (Mỹ), công bố các báo cáo trong đó rất nhiều câu hỏi được đặt ra về lợi ích của các công cụ AI tạo sinh hiện nay cũng sự khôn ngoan trong việc đầu tư mạnh tay của các gã khổng lồ về điện toán đám mây. Nếu lợi nhuận thu được từ AI vẫn khó khăn, các gã khổng lồ công nghệ có thể cắt giảm chi tiêu vốn, khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng.
Tin liên quan
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tác động của AI với an ninh quốc gia
14:41 | 14/08/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics