Sàn giao dịch nợ: Còn khoảng cách từ kỳ vọng tới thực thi
Nợ xấu tại các ngân hàng đang tăng lên do ảnh hưởng từ đại dịch. Ảnh: ST |
Thực hiện khi đủ điều kiện
Theo Chiến lược phát triển VAMC, NHNN yêu cầu trong giai đoạn 2019-2020, VAMC sẽ đóng vai trò trung tâm của thị trường mua bán nợ, thể hiện qua việc VAMC sẽ xây dựng Đề án thành lập Sàn giao dịch nợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và sau khi được NHNN phê duyệt thành lập Sàn giao dịch nợ, VAMC sẽ thiết lập, vận hành Sàn giao dịch nợ theo Đề án đã được phê duyệt. Sang giai đoạn 2020-2025, VAMC phấn đấu hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành sàn giao dịch nợ. Cũng trong giai đoạn này, cơ quan quản lý tiền tệ yêu cầu VAMC hoàn thành chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị trường được phê duyệt, kế hoạch hàng năm hoàn thành vượt chỉ tiêu 5-10%. Sang giai đoạn 2026-2030, NHNN đề xuất mở rộng lĩnh vực hoạt động của VAMC, hướng tới việc mua, bán nợ và tài sản của mọi thành phần trong nền kinh tế.
Thực tế, những đề xuất về việc thành lập Sàn giao dịch nợ đã được bàn đến từ nhiều năm nay, nhất là sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời, giúp hiệu quả xử lý nợ xấu tăng mạnh. Cơ chế của Nghị quyết 42 cũng tạo động lực cho phép VAMC và các các tổ chức tín dụng mua bán nợ, giúp tạo lập và phát triển thị trường mua bán nợ.
Theo số liệu từ NHNN, lũy kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến ngày 30/9/2020, đã xử lý được khoảng 313 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng hơn 167,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,8%, xử lý các khoản nợ ngoài bảng cân đối kế toán 74,9 nghìn tỷ đồng, với các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC dưới hình thức trái phiếu đặc biệt xử lý được hơn 69,5 nghìn tỷ đồng.
Nói về những động thái từ phía VAMC, ông Đỗ Giang Nam, Phó giám đốc VAMC cho hay, sau khi Nghị quyết 42 ra đời, VAMC được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng nhằm tăng cường nguồn lực phục vụ hoạt động mua nợ theo giá trị thị trường. Từ đó, VAMC đã triển khai một loạt giải pháp phát triển thị trường mua bán nợ như xây dựng Đề án thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/tài sản bảo đảm. Đặc biệt, mới đây, Câu lạc bộ xử lý nợ (Câu lạc bộ AMC) do VAMC phát động đã ra mắt với kỳ vọng sẽ đặt nền móng, tạo tiền đề thực tế, cụ thể và là căn cứ thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách trong giai đoạn soạn thảo khung khổ pháp lý cho việc hướng tới hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ tập trung tại Việt Nam.
Cũng liên quan đến vấn đề này, theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN, theo chức năng, nhiệm vụ, VAMC được phép mua bán nợ xấu. Theo đề xuất của VAMC, NHNN xem xét có thể chấp thuận trên cơ sở đủ các điều kiện, trong đó có các điều kiện về công nghệ, có thể thực hiện sàn giao dịch mua bán nợ xấu. Trách nhiệm quản lý sàn này sẽ thuộc về VAMC.
… nhưng điều kiện vẫn chưa đủ
Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu không mới, do các ngân hàng và VAMC hay DATC đã mua bán nợ với nhau. Nhưng Việt Nam chưa có thị trường chính thống mà chỉ có một số tổ chức tham gia vào nên chúng ta cần có thị trường mua bán nợ theo đúng nghĩa. Một thị trường nợ sẽ tăng tính thanh khoản của thị trường mua bán nợ, sau đó là hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển. Hơn nữa, thị trường này sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư cùng tham gia, cả trong và ngoài nước, bởi hiện nay, nhiều nhà đầu tư muốn mua nợ nhưng không biết chỗ.
Hiểu được những lợi ích như trên, nhưng việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu đúng nghĩa cần phải có lộ trình, bởi khung pháp lý và các điều kiện về công nghệ chưa đủ. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, việc hình thành này nếu chỉ riêng mình ngành Ngân hàng là không đủ, mà cần sự vào cuộc của nhiều bên như Bộ Tài chính…
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, TS. Cấn Văn Lực đánh giá, do dưới tác động của đại dịch, nguồn thu sụt giảm thì khả năng trả nợ của người dân và doanh nghiệp đều khó khăn, nợ xấu đã tăng khoảng 30% trong 9 tháng đầu năm, dự kiến cả năm nay, nợ xấu nội bảng toàn hệ thống sẽ ở mức 3% và năm tới có thể sẽ còn tăng do độ trễ tác động của nền kinh tế tới lĩnh vực ngân hàng. Hơn nữa, không những nợ xấu đang có xu hướng tăng lên mà tình trạng rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ của các ngân hàng lại khá “ế ẩm”, nên việc thành lập sàn mua bán nợ không thể không “gấp gáp”.
Do đó, ông Đỗ Giang Nam kiến nghị các cơ quan chức năng cần hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tạo cơ sở pháp lý để thực hiện…
Tin liên quan
Ngành đường sắt triển khai phần mềm sàn giao dịch vận tải hàng hóa
18:05 | 08/08/2024 Kinh tế
Việt Nam- Australia đẩy mạnh hợp tác về năng lượng sạch và xây dựng thị trường tín chỉ carbon
15:04 | 02/08/2024 Tài chính
Tham vấn phương án thiết lập, vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon tại Việt Nam
08:29 | 29/11/2023 Tài chính
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform