Sản xuất và nhập khẩu hơn 247 tỷ kWh điện năm 2020
EVN sắp nhập khẩu hàng trăm MW điện từ Lào | |
Giá điện nhập từ Trung Quốc, Lào đều rẻ hơn mua trong nước |
Năm 2021, ngành điện tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong cung ứng điện. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 69.300 MW, tăng gần 14.000 MW so với năm 2019.
Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo là 17.430 MW (tăng 11.780 MW so với năm 2019) và chiếm tỷ trọng 25,3%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 23 thế giới. Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống năm 2020 là 247,08 tỷ kWh, tăng 2,9% so năm 2019.
EVN đánh giá, năm 2020 hoạt động chỉ đạo điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện đã bám sát nhu cầu phụ tải, khai thác tối ưu các nguồn điện trong hệ thống. Các nhà máy thuỷ điện vừa đảm bảo phát điện vừa đáp ứng tốt nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn.
Tuy nhiên 2020 là một năm vận hành đầy biến động, bên cạnh kết quả đạt được, EVN cũng đối mặt không ít khó khăn trong sản xuất, cung ứng điện.
Cụ thể, năm 2020 dịch Covid-19 bùng phát mạnh, đồng thời tình hình thời tiết, thủy văn diễn biến bất thường, trong đó tình hình khô hạn trong các tháng đầu năm và bão lũ liên tiếp trong các tháng cuối năm 2020 ảnh hưởng lớn đến cung ứng điện và gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện
Thời điểm đầu năm, phụ tải tăng trưởng cao trong khi nguồn cung cấp điện thiếu hụt nên huy động cao các nguồn điện dầu ngay từ tháng 1/2020. Tuy nhiên đến cuối năm, với việc các nguồn điện mặt trời được đưa vào vận hành với khối lượng rất lớn, trong khi nhu cầu phụ tải giảm thấp dẫn đến tình trạng thừa nguồn cấp và thực hiện cắt giảm công suất phát các nguồn điện, kể cả các nguồn điện năng lượng tái tạo.
Đáng chú ý, đại diện EVN nhấn mạnh: “Trong đầu tư xây dựng, công tác chuẩn bị đầu tư dự án còn bị chậm so với kế hoạch, thời gian thực hiện thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng kéo dài”.
Một số dự án, đặc biệt là các dự án lưới điện gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thỏa thuận vị trí, hướng tuyến do quy hoạch chồng chéo của các địa phương. Đồng thời công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn nhiều tồn tại nên thời gian lập phương án bồi thường và bàn giao mặt bằng kéo dài…
Dự báo trong năm 2021, EVN sẽ tiếp tục phải vượt qua hàng loạt các khó khăn, thử thách như dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; nhu cầu điện tăng trưởng không cao trong khi nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng lớn.
Cùng với đó, việc đảm bảo cân đối tài chính của EVN chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố đầu vào khó dự báo trước (như giá nhiên liệu, tỷ giá, tỷ trọng nguồn phát giá thành cao tăng...); khó khăn trong huy động vốn đầu tư…
Trong bối cảnh trên, EVN đặt ra kế hoạch năm 2021 với các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Điện thương phẩm đạt 228,156 tỷ kWh, tăng 5,16% so với năm 2020; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Tập đoàn dưới 6,35%; Chỉ số tiếp cận điện năng duy trì vị trí trong ASEAN 4; đầu tư xây dựng đạt tổng giá trị 97.124 tỷ đồng….
Để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2021, EVN kiến nghị Chính phủ chấp thuận bảo lãnh thu xếp vốn cho các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài ra, EVN cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương hỗ trợ EVN và các đơn vị thành viên thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn và lưới điện…
Tính chung giai đoạn 5 năm 2016-2020, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân đạt 8,59%/năm (năm 2016 tăng trưởng cao nhất 11,21% và năm 2020 thấp nhất là 3,42% do ảnh hưởng Covid-19). Sản lượng điện thương phẩm bình quân trên đầu người tăng 1,41 lần, từ 1.566 kWh/người (năm 2015) lên 2.219 kWh/người (năm 2020). Về đầu tư nguồn điện, trong 5 năm 2016-2020, EVN và các đơn vị đã đưa vào vận hành 11 dự án/5.873 MW, bằng 96,3% khối lượng được giao (6.100 MW). Trong 5 năm EVN chỉ khởi công được 1 dự án nguồn điện (Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng - tháng 4/2016). 2 dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I và Thủy điện Hòa Bình mở rộng sẽ khởi công trong tháng 1/2021. Đồng thời, EVN đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các dự án Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV trong năm 2021. Trong giai đoạn 2016-2020, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ - Tập đoàn và toàn Tập đoàn đều có lãi. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của toàn Tập đoàn đạt từ 3% trở lên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 3 lần (Công ty mẹ Tập đoàn đạt 1,5 lần, toàn Tập đoàn đạt hơn 2 lần). |
Tin liên quan
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hài hòa lợi ích trong giá điện
07:31 | 28/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lý do EVN tiếp tục lỗ sau thuế 8.098 tỷ đồng
15:57 | 20/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics