Sát giờ ATIGA có hiệu lực, mía đường vẫn loay hoay
Hiệp hội Mía đường kiến nghị, chỉ nhập đường thô để tinh luyện và áp dụng việc cấp phép NK để theo dõi lượng NK nhằm đảm bảo điều tiết cung cầu tại các thời điểm nhất định . Ảnh: S.T. |
Chưa đủ độ “chín”
Theo cam kết của Hiệp định ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan NK đường từ ASEAN từ ngày 1/1/2018. Tuy nhiên, trước những khó khăn của ngành mía đường, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ cho hoãn thực thi cam kết ATIGA 2 năm để các DN mía đường và người nông dân có thêm thời gian thích ứng.
Đến thời điểm hiện tại, quá trình trì hoãn đó đã đi được gần 3/4 chặng đường. Câu hỏi đặt ra là, sau chừng ấy thời gian, cả DN và người nông dân trong ngành mía đường đã thực sự chuẩn bị đủ đầy, sẵn sàng thích ứng với những đổi thay hay chưa?
Theo ông Phạm Quốc Doanh- Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các nhà máy đường đã có sự chuẩn bị nhưng toàn ngành thì chưa. Sự chuẩn bị của toàn ngành mía đường cho mốc thời điểm ngày 1/1/2020 xoá bỏ hạn ngạch thuế quan NK đường chưa đủ độ “chín”. 2 năm qua, năng suất ngành mía đường vẫn đang thấp hơn bình quân thế giới, thấp hơn khu vực châu Á. Giá thành mía của Việt Nam còn cao do năng suất thấp.
Lý giải cho việc trì hoãn của ngành mía đường, ông Doanh phân tích: Mọi chính sách đều phải có độ trễ. 75-80% giá đường phụ thuộc giá mía. Muốn hạ giá đường phải hạ giá mía, muốn hạ giá mía phải giảm được chi phí sản xuất và nâng cao năng suất; giảm chi phí sản xuất lại bắt nguồn từ đầu vào, vật tư, công lao động… Như vậy, giảm chi phí không phải chuyện “một sớm một chiều” có thể làm được. “Ví dụ, khi muốn giảm chi phí nhân công từ làm đất, chăm sóc, thu hoạch mía thì phải cơ giới hoá, có đồng ruộng, máy móc. Trong khi đó, diện tích đồng ruộng Việt Nam bình quân chỉ ở mức 0,3ha-0,5ha/hộ, cần thời gian để dồn điền đổi thửa thành những mảnh ruộng lớn mới có thể áp dụng cơ giới hoá. Không thể nói trong 1 năm hay 2 năm, nông dân làm ngay được. Điều đó cần vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện…”, ông Doanh nhấn mạnh.
Ở góc độ tăng năng suất mía, ông Doanh nêu rõ: Muốn tăng năng suất lại phụ thuộc giống mía, phương pháp canh tác cũng như quá trình thâm canh. Ví dụ, trồng mía có áp dụng tưới thì năng suất sẽ cao. Khi có tưới, năng suất mía tăng 15-20% là chuyện bình thường, song phải đầu tư có hồ chứa, dàn tưới, máy bơm… Những điều đó cũng cần thời gian, chi phí.
Chấp nhận trả giá
Phân tích kỹ lưỡng hơn về thời điểm ngày 1/1/2020 khi hạn ngạch thuế quan NK đường bị xoá bỏ và thuế suất NK về 0%, ông Doanh đánh giá: Khi mở cửa hoàn toàn, nhà máy nào đã chuẩn bị được nguyên liệu, có đổi thay trong quản trị DN, đa dạng hoá sản phẩm sẽ khó khăn nhưng vẫn trụ được. Tuy nhiên, khoảng 1/3, thậm chí đến 1/2 số nhà máy hiện nay chưa thích ứng nổi sẽ gặp khó khăn lớn. “Hội nhập là quá trình không cưỡng lại được, phải chấp nhận, thích ứng theo cơ chế thị trường. Ngành mía đường cũng sẽ phải trả giá, không thể tránh khỏi”, ông Doanh nói.
“Ngay từ bây giờ, Hiệp hội Mía đường đã phải theo dõi tình hình NK đường, tác động của việc NK đường cũng như tình hình đường lậu tới ngành sản xuất mía đường trong nước. Đặc biệt, năm 2020, Hiệp hội cũng sẽ theo dõi sát sao để đến cuối năm 2020 có thể nắm rõ các thông tin về lượng NK, giá cả NK, mức độ ảnh hưởng tới sản xuất mía đường trong nước, từ đó có những kiến nghị phù hợp về biện pháp phòng vệ. Khi mở cửa hoàn toàn, hàng NK gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất trong nước thì Chính phủ phải có biện pháp phòng vệ, ví dụ như trường hợp của mặt hàng phân bón, thép…”, ông Doanh nhấn mạnh.
Để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, nhất là sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ năm 2020, Hiệp hội Mía đường kiến nghị cần cơ cấu lại sản xuất nguyên liệu mía nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu để nông dân có lời; đồng thời cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh; phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg…
Ông Doanh cũng cho hay, Hiệp hội Mía đường kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ một số biện pháp ứng phó với việc xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường theo Hiệp định ATIGA. Cụ thể như: Chỉ nhập đường thô để tinh luyện và áp dụng việc cấp phép NK để theo dõi lượng NK nhằm đảm bảo điều tiết cung cầu tại các thời điểm nhất định; dừng đấu thầu quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan NK đường năm 2019; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình NK đường các loại sau khi Hiệp định ATIGA có hiệu lực; nếu tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất mía đường trong nước, Bộ Công Thương kịp thời đề xuất biện pháp phòng vệ hoặc chống bán phá giá theo Luật Quản lý ngoại thương.
Với Bộ Tài chính, Hiệp hội Mía đường đưa ra kiến nghị xem xét trình Quốc hội điều chỉnh, bổ sung thuế Tiêu thụ đặc biệt với đường lỏng (HFCS) với mức thuế suất 12%. Hiện nay, đường lỏng đang không áp dụng hạn ngạch thuế quan và thuế suất áp dụng trong các nước ASEAN là 0%; cho phép hạch toán vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm các khoản chi hỗ trợ các nhà máy cho nông dân phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh...
Tính đến ngày 15/3, có 36/36 nhà máy đường đã vào vụ sản xuất, ép được gần 8 triệu tấn mía, sản xuất được 750.000 tấn đường các loại. Đáng chú ý, tình hình tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho từ vụ trước lớn. Cộng cả tồn kho vụ trước và hiện nay khoảng 75%. Giá đường có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg. |
Tin liên quan
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform