Siết nhưng vẫn “gỡ” để nâng cao hiệu quả cho vay lại địa phương
Tỷ lệ vay cho các địa phương tùy thuộc vào tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối địa phương. Ảnh: ST. |
Tỷ lệ cho vay lại thấp
Ngay sau khi Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được thông qua, Bộ Tài chính đã tham mưu, xây dựng các nghị định hướng dẫn trình Chính phủ ban hành, đồng thời Bộ Tài chính cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể, trong đó có hướng dẫn về quản lý nguồn vốn cho chính quyền địa phương vay lại. Các văn bản pháp luật ban hành với nhiều điểm mới, quy định chặt chẽ hơn như: Tăng tính hiệu quả của các khoản vay về để sử dụng vốn nợ công; tăng tính công khai minh bạch; tăng trách nhiệm của người sử dụng vốn vay cũng như kiểm soát chặt chẽ trần nợ công;…
Việc vay về cho vay lại chính quyền địa phương và bảo lãnh cũng được siết chặt đối với cả đối tượng cho vay lại và đối tượng được bảo lãnh. Quan điểm của Chính phủ là không đi vay mang tính thương mại để cho vay lại và chỉ cho vay lại đối với các dự án thực sự thiết thực và nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và các dự án quan trọng.
Việc cho vay lại được siết chặt cũng chia ra làm 2 loại: Vay về cho vay lại, Nhà nước chịu rủi ro đối với những công trình dự án trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước… Những dự án này do các ngân hàng chính sách thực hiện (Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội). Đối với những dự án kém ưu tiên hơn có thể tiếp cận được nguồn vốn vay nước ngoài thì có thể vay về cho vay lại và cơ quan cho vay lại sẽ chịu rủi ro. Các dự án này sẽ thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại.
Trước đây, việc vay về cho vay lại, Nhà nước chịu rủi ro hoàn toàn và được thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại, do vậy, sự quan tâm và tính trách nhiệm của người sử dụng vốn không được chặt chẽ. Đối với việc bảo lãnh cũng vậy, hiện nay, Nhà nước hạn chế, thậm chí dừng việc bảo lãnh vay nước ngoài. Bên cạnh đó, tính công khai minh bạch cũng được thể hiện rõ ràng hơn. Trong đó, các dự án vay về cho vay lại đều được kiểm soát dòng tiền, thực hiện tài sản đảm bảo và phải báo cáo về tình hình dự án theo các cấp độ khác nhau. Cả người sử dụng vốn và cơ quan cho vay lại đều phải chịu trách nhiệm đến cùng.
Chia sẻ về tình hình cho địa phương vay lại hiện nay, ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại cho biết: Con số này thay đổi liên tục do việc giải ngân cũng như do việc trả nợ vốn vay. Đơn cử, trong giai đoạn 2005 - 2015, trong tổng số 45 tỷ USD vốn vay huy động được thì địa phương huy động là 15 tỷ USD, chủ yếu cấp phát là chính, còn vay lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 7%, chủ yếu dành cho các dự án nhỏ và có khả năng thu hồi vốn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, do thay đổi về cơ chế, nghĩa là chia sẻ gánh nặng giữa Trung ương và địa phương nên các khoản vay về huy động cho địa phương cũng được chia thành nhiều mức khác nhau.
Khó nhất là thay đổi thói quen
Theo tính toán của Bộ Tài chính, mức độ vay nói trên của các địa phương chưa phải là nhiều. “Từ năm 2018 đến nay, mới có khoảng 160 dự án đang triển khai, phần vay lại thực tế theo dư nợ khoảng dưới 4 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ vay cho các địa phương tùy thuộc vào tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương so với tổng chi cân đối địa phương. Khung mức dư nợ vay không vượt quá 70%, TP HCM không vượt quá 90% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp,…” – ông Long nói.
Các địa phương khác được vay theo các cấp độ thấp dần như: TPHải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ không vượt quá 40% thu ngân sách địa phương; các địa phương có số thu ngân sách địa phương lớn hơn chi thường xuyên vay không vượt quá 30% số thu ngân sách địa phương; các địa phương có số thu ngân sách địa phương nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên, tỷ lệ vay không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương.
Phân tích nguyên nhân của việc khó khăn cho vay lại đối với chính quyền địa phương, ông Long cho rằng: Sau khi Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) triển khai thực hiện gần 1 năm, Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2020 thì việc cho vay lại chính quyền địa phương chịu điều tiết trực tiếp của 3 luật (Luật Ngân sách, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công), cho nên việc điều chỉnh các luật và các văn bản hướng dẫn sẽ dài hơn. Tính giao thời giữa các văn bản hướng dẫn không ổn định, mà các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài (từ khi xây dựng dự án đến khi hoàn chỉnh thủ tục trong nước, đàm phán ký kết chiếm thời gian rất dài),… nên sẽ khó khăn cho các chủ dự án cũng như các bộ, ngành, địa phương thực hiện dự án.
Hơn nữa, hiện nay, triển khai Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về tái cơ cấu ngân sách, tăng cường an toàn nợ công và cũng theo tinh thần của Luật Đầu tư công (sửa đổi), thì việc tăng tính hiệu quả, tăng trách nhiệm trong việc triển khai các dự án đặt ra nhiều quy định về siết chặt (hạn mức, điều kiện vay, về bội chi, khả năng trả nợ của địa phương,…) nên phải mất nhiều thời gian thẩm định điều kiện vay.
Ông Trương Hùng Long cho biết thêm, khó khăn nhất đối với địa phương là thay đổi thói quen, vì vay nợ chính quyền địa phương là vấn đề rất mới được đặt ra. Các địa phương có ít điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay nước ngoài nên có nhiều lúng túng trong tổ chức thực thi. Việc phối hợp với các cơ quan ở địa phương với nhau từ khâu chủ trương, đến triển khai, phối hợp với các nhà tài trợ để giải ngân dự án, tổ chức quản lý thông suốt các kênh thông tin giữa các cơ quan địa phương với nhau còn nhiều vướng mắc.
Trên tinh thần cho vay lại của chính quyền địa phương là sự chia sẻ giữa các cấp ngân sách, qua đó tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về mặt chính sách, cố gắng giảm thiểu khó khăn thông qua việc rà soát và sẽ có sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan.
Tin liên quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
(Infographics): 8 tháng thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 9,36%
16:44 | 05/09/2024 Hải quan
Nâng cao vai trò từ địa phương trong phát triển công nghiệp hỗ trợ
21:45 | 29/08/2024 Kinh tế
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 74 phát hành ngày 13/9/2024
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics