4 điểm nổi bật của công tác quản lý nợ công
Cụ thể hóa Luật Quản lý nợ công
Thứ nhất, triển khai Luật Quản lý nợ công đi vào cuộc sống trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được ban hành, thay thế Luật Quản lý nợ công năm 2009 nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công an toàn, bền vững, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới. Luật được đánh giá có những thay đổi cơ bản về thống nhất chức năng huy động vốn vay nợ công; tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nợ công.
Luật Quản lý nợ công năm 2017 được thông qua ngày 23/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Thời gian từ khi thông qua cho đến thời điểm hiệu lực chỉ 7 tháng. Quản lý nhà nước về nợ công có phạm vi, đối tượng quản lý rộng khắp. Nội dung quản lý nhà nước về nợ công do đó có mối quan hệ mật thiết với các nội dung quản lý nhà nước về kinh tế khác.
Với mục tiêu triển khai kịp thời, đồng bộ các quy định của Luật Quản lý nợ công, ngay khi Luật có hiệu lực, Bộ Tài chính đã chủ động báo cáo Chính phủ xác định các văn bản hướng dẫn theo 7 nhóm vấn đề gồm: Các nghiệp vụ quản lý nợ công; Phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch các công cụ nợ của Chính phủ; Quản lý huy động vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Hướng dẫn đối với công tác cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ; Công tác cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ; Quản lý nợ của chính quyền địa phương; Quản lý Quỹ tích lũy trả nợ.
Trên cơ sở quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chương trình xây dựng văn bản pháp luật năm 2018 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 952/QĐ-BTC về kế hoạch triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công, trong đó xác định việc triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tài chính trong năm 2018, đòi hỏi các đơn vị có liên quan phải ưu tiên tập trung nguồn lực và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Quyết định cũng xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp.
Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, Bộ Tài chính đã hoàn thiện trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2017, bảo đảm chất lượng, đúng yêu cầu. Các dự thảo Nghị định được soạn thảo, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia trong nước, nước ngoài, được tiếp thu, giải trình theo đúng quy định của pháp luật.
Luật Quản lý nợ công là luật duy nhất mà các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành đồng thời với thời điểm hiệu lực của Luật. Bên cạnh đó, ngay sau khi Luật và các văn bản có hiệu lực, Bộ Tài chính đã tổ chức triển khai phổ biến luật tới các đối tượng có liên quan thông qua các hình thức hội thảo phổ biến với các cơ quan trong nước, các tổ chức, nhà tài trợ nước ngoài, xây dựng, tuyên truyền và phổ biến các tài liệu giới thiệu luật và các văn bản hướng dẫn.
Với nỗ lực của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tài chính, việc tổ chức triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công năm 2017 bước đầu đạt kết quả tích cực với việc triển khai thực hiện đồng bộ các quy định của Luật ngay từ thời điểm Luật có hiệu lực.
Kiểm soát trần nợ công
Thứ hai, góp phần giảm tốc độ tăng nợ công cũng như kiểm soát trần nợ công trong ngưỡng an toàn. Ông Long cho biết, nếu trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ công của Việt Nam ở mức bình quân là 18,1%/năm thì giai đoạn 2016 – 2018 đã kéo xuống bình quân còn 8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ còn ở mức 6%. Về trần nợ công, tỷ lệ nợ công giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP xuống còn 61,4% GDP cuối năm 2017. Đến nay chúng ta còn khoảng thời gian đến hết tháng 1 để thanh toán các khoản giải ngân nên ước tính dự nợ công của năm 2018 ở mức dưới 61% GDP.
Thứ ba, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hướng bền vững, hiệu quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo khả năng trả nợ. Đa dạng các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ (giảm tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của ngân hàng thương mại từ khoảng 78% cuối năm 2016 xuống còn khoảng 53,1%), phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên (bao gồm kỳ hạn dài 20-30 năm) để kéo dài kỳ hạn danh mục trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ. Tăng cường quản lý, giám sát nợ Chính phủ bảo lãnh, kiểm soát bội chi và vay của ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Thứ tư, triển khai có hiệu quả công tác xếp hạng tín nhiệm. Năm 2018 có thể xem là năm hiếm hoi bởi Việt Nam được hai trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng hạng. Trong năm 2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng bậc xếp hạng trái phiếu Chính phủ Việt Nam dài hạn bằng ngoại tệ và khoản vay không được đảm bảo lên mức Ba3 từ mức B1 và thay đổi triển vọng sang mức Ổn định từ mức Tích cực. Fitch nâng hạng Việt Nam từ BB- lên BB với triển vọng ổn định.
Bên cạnh nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp giảm chi phí huy động vốn vay nước ngoài của cả Chính phủ và doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, nâng bậc tín nhiệm quốc gia còn có tác động tích cực đối với xếp hạng của các ngân hàng trong nước.
Tin liên quan
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Vì sao Hải quan Lạng Sơn vượt thu ngân sách?
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
Bắt đối tượng dùng xuồng máy vận chuyển mỹ phẩm lậu từ Campuchia về Việt Nam
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
Quan điểm trái chiều về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics