Sửa chính sách để nâng hiệu quả hoạt động thương mại biên giới
Hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. Ảnh: T.Bình |
3 thị trường chiếm tỷ trọng lớn
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới đất liền luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới đất liền sang 3 thị trường này giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 nhìn chung có xu hướng tăng. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới đất liền các năm qua luôn chiếm phần lớn trong tổng trị giá giao thương qua các cửa khẩu biên giới đất liền của Việt Nam với 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia (khoảng 70%).
Hoạt động thương mại biên giới trong những năm gần đây đã có bước phát triển tốt, đóng góp đáng kể trong thương mại song phương của Việt Nam với các nước có chung biên giới. Thương mại biên giới đã góp phần tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; tạo điều kiện cho cư dân biên giới, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, cư trú lâu dài tại khu vực biên giới; góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo quốc phòng, an ninh tại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Theo Bộ Công Thương, Nghị định số 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới đã tạo khung pháp lý và thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại biên giới dựa trên cơ sở các Luật, Nghị định và Điều ước quốc tế liên quan tạo động lực phát triển kinh tế vùng biên giới, kết nối các vùng sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu cần thiết để phục vụ sản xuất trong nước...
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 14/2018/NĐ-CP phát sinh một số vấn đề trong hoạt động thương mại biên giới. Hoạt động thương mại khu vực biên giới tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng nhìn chung chưa thật sự sôi động, quy mô còn hạn chế, mặt hàng xuất nhập khẩu chưa phong phú, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Khu vực biên giới một số nơi chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ; việc huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu còn hạn chế, tiến độ xây dựng còn chậm.
Đáng chú ý, tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu vẫn còn diễn ra khi vào thời điểm thu hoạch chính vụ hoặc vào các dịp lễ, tết, đặc biệt tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Một số quy định hiện nay được đánh giá là không còn phù hợp hoặc không theo kịp tình hình phát triển thương mại biên giới trong thực tế cũng như chính sách, định hướng quản lý biên giới, phát triển xuất nhập khẩu nói chung hiện nay...
Sửa chính sách thúc đẩy thương mại chính ngạch
Từ các vấn đề thực tiễn, hiện nay Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP đang được Bộ Công Thương dự thảo, nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại biên giới. Đồng thời, khắc phục những vấn đề phát sinh như tình trạng ùn tắc hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới thời gian qua, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá (đặc biệt là nông sản) qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc theo hình thức thương mại chính ngạch.
Theo Bộ Công Thương, một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung bao gồm: quy định liên quan đến nơi cư trú của chủ thể tham gia hoạt động thương mại biên giới; quy định về hoạt động thanh toán của thương nhân và cư dân biên giới; điều chỉnh quy định về giấy tờ được sử dụng để xác định chủ thể của nước có chung đường biên giới hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và giấy tờ xuất nhập cảnh của: chủ thể xuất nhập cảnh người và phương tiện của Việt Nam; chủ thể xuất nhập cảnh người và phương tiện của nước có chung đường biên giới...
Chẳng hạn, liên quan đến việc điều chỉnh quy định về hoạt động thanh toán của thương nhân và cư dân biên giới, tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 4 Nghị định số 14/2018/NĐ-CP theo hướng bỏ phương thức thanh toán bằng tiền mặt đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cụ thể sẽ quy định như sau: “Phương thức thanh toán: Thanh toán qua ngân hàng; thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng); thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới”.
Theo Bộ Công Thương, việc bỏ phương thức thanh toán bằng tiền mặt đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa của thương nhân qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới là phù hợp với thực tế và không ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán thương mại biên giới. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh tiền tệ khu vực biên giới.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa theo hình thức chính ngạch, Bộ Công Thương cũng xây dựng lộ trình thực hiện với các mốc thời gian đề xuất dựa trên tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới thời gian qua. Đặc biệt trước thực tế nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, áp dụng các tiêu chí kỹ thuật để dựng lên “hàng rào” đối với sản phẩm nhập khẩu.
Tin liên quan
Ngăn chặn ma túy ở vùng biên Tây Bắc
10:27 | 01/10/2024 An ninh XNK
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Tội phạm lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp để sản xuất, vận chuyển trái phép ma túy
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 80 phát hành ngày 4/10/2024
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics