Tác động của nhu cầu dầu mỏ ở châu Á với thế giới
Châu Á sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu |
Theo báo cáo thị trường dầu mỏ tháng 1 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năm nay, Trung Quốc được cho là chiếm khoảng một nửa tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, đạt mức cao kỷ lục gần 102 triệu thùng/ngày. Trong hai báo cáo tiếp theo, IEA giữ nguyên quan điểm cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng cao hơn đáng kể.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự đoán tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ ở Trung Quốc với mức 700.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, OPEC cũng khá lạc quan về nhu cầu của Ấn Độ, với kỳ vọng tiểu lục địa này sẽ trở thành nước dẫn đầu về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong chưa đầy 20 năm nữa và duy trì vai trò dẫn đầu này cho đến ít nhất năm 2045.
Nhu cầu xăng của Indonesia trong năm nay dự kiến sẽ đánh bại kỷ lục đã được thiết lập vào năm ngoái. Nước này là nhà nhập khẩu xăng lớn nhất ở châu Á, với nhu cầu năm 2023 tăng lên tới 670.000 thùng/ngày. Trong khi đó, Malaysia cũng báo cáo số lượng dầu khí phát hiện tăng gấp đôi vào năm ngoái.
Nhu cầu về khí đốt cũng gia tăng ở châu Á, bất chấp giá cả tăng vọt trong năm ngoái đã khiến rất nhiều nhà nhập khẩu khí đốt trong khu vực xem xét lại ý định của họ chuyển từ than đá sang khí đốt. Theo Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF), nhu cầu đối với loại nhiên liệu này trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, từ mức của năm 2021 lên 350 tỷ m3 khi sự chuyển đổi khỏi than đá tiếp tục diễn ra bất chấp những trục trặc gần đây. Điều này có nghĩa là vào năm 2050, tỷ trọng khí đốt tự nhiên trong khu vực sẽ tăng 24%, thay thế than đá.
GECF trích dẫn Thái Lan, Malaysia và Indonesia là những động lực thúc đẩy chính cho sự gia tăng nhu cầu dự kiến.
Với tốc độ gia tăng nhu cầu dầu mỏ và khí đốt hiện nay, Trung Quốc, Ấn Độ và phần còn lại của châu Á sẽ là tâm điểm chú ý của cả OPEC và các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt khác. Tập đoàn dầu mỏ nhà nước của Saudi Arabia - Aramco, tập đoàn dầu khí Exxon Mobil (Mỹ) và tập đoàn năng lượng Shell (Anh) đã nhiều lần lưu ý thế giới đang phải đối mặt với giá dầu cao hơn trong tương lai vì không đủ nguồn cung.
Tuy nhiên, các nước phát triển dường như đã quá tập trung vào nhiệm vụ giảm lượng khí thải CO2, trong khi phần còn lại của thế giới đang đi theo hướng dân số gia tăng với nhu cầu năng lượng gia tăng. Dường như nhiều Chính phủ ưu tiên khả năng tiếp cận năng lượng hơn là chọn loại năng lượng nào.
Điều này có nghĩa là nhu cầu đối với dầu mỏ và khí đốt sẽ tăng nhanh hơn tốc độ tăng nguồn cung. Thông thường, điều này sẽ dẫn đến giá cả cao hơn, do đó sẽ làm giảm nhu cầu, cuối cùng lại đẩy giá xuống thấp hơn. Giờ đây, mọi việc có thể diễn ra rất khác, giá cả cao hơn trong thời gian dài hơn dường như là kịch bản có khả năng xảy ra nhất.
Tin liên quan
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
OPEC hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới
07:42 | 13/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất trong tháng 10
07:59 | 01/10/2024 Nhìn ra thế giới
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
08:23 | 30/09/2024 Hải quan thế giới
Hàn-Trung nhất trí hợp tác, thúc đẩy quan hệ song phương
08:01 | 30/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics