Tận dụng sự tương đồng để đẩy mạnh xuất khẩu vào ASEAN
Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo giảm mạnh | |
TPHCM: Vốn tín dụng chảy mạnh vào sản xuất | |
Đạt gần 210 tỷ USD xuất khẩu, nhập khẩu cùng tăng mạnh |
ASEAN hiện là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành thủy sản. Ảnh: ST |
Nhiều ưu đãi
Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN ước tính đạt 40,8 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, xuất khẩu đạt giá trị 16,1 tỷ USD, tăng 25,9%, nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%. Thị trường ASEAN đang chiếm 8,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, lớn hơn cả thị trường Hàn Quốc (chiếm 6,5%) và Nhật Bản (chiếm 6,4%). Đặc biệt, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam ở ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Campuchia… với kim ngạch thương mại hai chiều mỗi thị trường đạt hàng tỷ USD. Trong đó, Thái Lan dẫn đầu với kim ngạch song phương đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 27,7% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả khu vực; với Malaysia đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 18,1%...
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thị trường ASEAN không khó tính như nhiều thị trường khác tại Đông Bắc Á, châu Âu, Hoa Kỳ. Không những thế, ASEAN còn có vị trí địa lý gần gũi, hàng hóa và nhu cầu sử dụng hàng hóa có nhiều điểm tương đồng… nên có thể giúp hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Hơn nữa, theo Tổng cục Thống kê, việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán ký kết Hiệp định Ưu đãi thuế quan của ASEAN (CPT), Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)…, Việt Nam đã có nhiều ưu thế để tăng trưởng thương mại, kinh tế, đồng thời tạo động lực phát triển sản xuất – kinh doanh.
Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều thị trường tại châu Mỹ và châu Âu gặp khó do lệnh phong tỏa, giá vận chuyển tăng cao, thì doanh nghiệp nên đẩy mạnh phát triển thị trường ASEAN. Bởi đây là phương án tốt để mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống.
Ông Dương Viết Lĩnh, Phòng Kinh doanh, Công ty TNHH MTV 176 cho biết, trước dịch Covid-19, công ty thường sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng cho đối tác tại Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã khiến xuất khẩu bị ngưng trệ nên Công ty đã tận dụng cơ sở máy móc, nhân công để sản xuất khẩu trang, thiết bị bảo hộ, trong đó đặc biệt hướng đến xuất khẩu sang thị trường ASEAN do thuận lợi về vị trí địa lý cũng như các thủ tục về xuất nhập khẩu và thuế quan.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ASEAN hiện là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành thủy sản, do được hưởng những ưu đãi từ AFTA và các hiệp định liên quan, một số mặt hàng xuất khẩu thủy sản như tôm, cá ngừ, cá tra… đang tăng cả về sản lượng và giá trị.
Nhập siêu còn cao
Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các mặt hàng nông sản, thủy sản và khoáng sản sang các mặt hàng công nghiệp chế biến và công nghệ cao. Dệt may cũng là nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang ASEAN. Nhờ thế, tỷ lệ sử dụng mẫu C/O xuất khẩu sang ASEAN luôn ở mức cao so với thị trường khác.
Theo Tổng tục Hải quan, để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam tiếp tục trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước ASEAN. Lũy kế từ khi triển khai đến hết tháng 7, số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 383.446; số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 970.894. Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật để sẵn sàng trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch thực vật với Indonesia, Thái Lan. Dự kiến Việt Nam kết nối trao đổi chính thức thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu điện tử từ ngày 1/10/2021.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những con số của Tổng cục Thống kê cho thấy, Việt Nam đang nhập siêu từ thị trường ASEAN ước tính đạt 8,6 tỷ USD trong 7 tháng qua, tăng 123% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt cơ hội và tiềm năng để gia tăng lượng hàng xuất khẩu. Hơn nữa, sự tương đồng về vị trị địa lý, văn hóa, lối sống… là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho hàng hóa Việt Nam. Hiện nhiều mặt hàng tương đương nhưng đến từ Thái Lan, Malaysia, Singapore… lại được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hơn. Do đó, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng chất lượng, tìm hướng đi riêng để tăng sức cạnh tranh.
Theo Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương), để tận dụng tốt nhất cơ hội về thuế quan, tăng lượng hàng xuất khẩu vào nội khối thì hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ. Các doanh nghiệp cũng cần cập nhật và nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản, chú trọng tới bao bì, mẫu mã, quy cách đóng gói; liên tục cập nhật các xu hướng tiêu dùng, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm hợp tác với các nhà phân phối uy tín bản địa để có thể đưa hàng Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn.
Ngoài ATIGA, RCEP cũng đã và đang tạo ra nhiều cơ hội tốt để doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường ASEAN, cũng như cơ hội để nhập khẩu nguyên phụ liệu nhằm duy trì sản xuất và xuất khẩu trong thời gian bị gián đoạn do đại dịch trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho rằng, với lợi thế về sự tương đồng, doanh nghiệp có thể tìm cơ hội để chủ động hợp tác với doanh nghiệp tại các nước ASEAN, tạo các sản phẩm có lợi thế để xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Tin liên quan
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8
13:46 | 23/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 76 phát hành ngày 20/9/2024
Kết quả tích cực sau 2 năm hỗ trợ doanh nghiệp tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform