Tăng tính thực chất trong “cắt giảm, đơn giản hóa” pháp luật kinh doanh
Môi trường kinh doanh đã có nhiều sự thay đổi, cải cách về chính sách pháp luật. Ảnh: ST |
Còn không ít sự chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệp
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Ghi nhận dấu ấn của doanh nghiệp trong cải cách hành chính Trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều thách thức, Quốc hội và Chính phủ đã có những nỗ lực to lớn trong xây dựng chính sách, tạo lập thể chế cho các hoạt động kinh doanh. Nhiều đạo luật quan trọng, có tính chất nền tảng với nền kinh tế như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi… đã được thông qua. Mặc dù vẫn còn một số băn khoăn về tính thực chất và kỳ vọng hơn nữa về tính cải cách, nhưng cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những nỗ lực này, đặc biệt là nhận thấy rõ về sự thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Hơn nữa, dấu ấn của doanh nghiệp trong hoạt động vận động chính sách là rất rõ ràng và hiệu quả. Những ý kiến mạnh mẽ, kiên trì của doanh nghiệp đã tác động đến các cơ quan soạn chính sách. TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Tiếp tục đơn giản hoá điều kiện kinh doanh Đối với các điều kiện kinh doanh không phù hợp với thực tiễn hoặc can thiệp sâu vào hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp thì kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, giảm chi phí tuân thủ và đảm bảo không can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các điều kiện kinh doanh được quy định chung chung, không rõ ràng, thiếu cụ thể, thiếu tính minh định thì kiến nghị sửa đổi để đảm bảo điều kiện kinh doanh phải cụ thể, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và khả thi. Một số yêu cầu không cần thiết quy định thành điều kiện kinh doanh thì kiến nghị bãi bỏ hoặc đưa vào tài liệu hướng dẫn hay tiêu chuẩn kỹ thuật để doanh nghiệp tự nguyện tham gia. Các bộ, ngành cũng cần rà soát, bãi bỏ các chứng chỉ không cần thiết; thu gọn các loại chứng chỉ có trùng lắp về nội dung để tránh lãng phí chi phí của xã hội... Minh Chi (ghi) |
Theo rà soát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong năm 2023, điều kiện kinh doanh thuộc một số lĩnh vực được thiết kế có hệ thống, rõ ràng, dễ theo dõi. Hơn nữa, các điều kiện kinh doanh quy định chung chung, thiếu rõ ràng hoặc can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm đáng kể. Nhờ vậy, so với giai đoạn trước năm 2018, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh và chi phí tuân thủ theo đó cũng được cắt giảm.
Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho biết, tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến năm 2023 là 2.770 quy định tại 224 văn bản quy phạm pháp luật trên tổng số 15.801 quy định kinh doanh được cập nhật, công khai trên Cổng Tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh.
Tuy nhiên, cũng theo CIEM, khi nghiên cứu, rà soát lại thấy, trong số này, số lượng các điều kiện kinh doanh cắt bỏ rất ít hoặc chỉ cắt bỏ những điều kiện kinh doanh ít ý nghĩa, chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, số lượng quy định được coi là “cắt giảm, đơn giản hóa” chủ yếu tổng hợp theo báo cáo hành chính, chưa có đánh giá về chất lượng cải cách. Do đó, chi phí tuân thủ của doanh nghiệp trên thực tế chưa thực sự được cắt giảm.
Chính sách pháp luật liên quan đến kinh doanh vẫn còn không ít sự chồng chéo, gây khó cho doanh nghiệp. Theo Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, trong lĩnh vực đăng ký hộ kinh doanh, sự phân định thiếu rõ ràng về mặt thẩm quyền quản lý giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cũng đưa đến cho doanh nghiệp nguy cơ chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ quan quản lý cùng một lúc. Báo cáo cũng chỉ ra, lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp cũng có sự thiếu rõ ràng về thẩm quyền quản lý giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý chuyên ngành.
Hai ví dụ nêu trên đã cho thấy, các quy định pháp luật vẫn còn tồn tại các dạng quy định hay biện pháp quản lý quá mức cần thiết, tạo những nguy cơ/rủi ro pháp lý cho các chủ thể kinh doanh, làm giảm hiệu quả đáng kể các hoạt động cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh. Ngoài ra, nhiều phản ánh cũng cho rằng, một số thủ tục hành chính được thiết kế quá phức tạp, yêu cầu chủ thể kinh doanh phải thực hiện nhiều thủ tục, thời gian kéo dài, trong hồ sơ xin cấp phép có các “giấy phép con” không cần thiết.
Báo cáo của VCCI cũng chỉ ra tình trạng một số chính sách đang được soạn thảo lại đang quay lại tư duy kiểm soát thị trường bằng các biện pháp hành chính. Theo VCCI, việc áp đặt tổng số lượng chủ thể kinh doanh trên thị trường là biện pháp can thiệp hành chính bất hợp lý vào thị trường, cản trở các chủ thể kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh có thể gia nhập vào thị trường, vô hình trung ảnh hưởng đến thị trường cạnh tranh khi thị trường chỉ là “sân chơi” của một số doanh nghiệp nhất định.
Thiết kế quy định phù hợp
Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, các cơ quan quản lý thiết kế các biện pháp quản lý nhằm hướng đến một mục tiêu cụ thể. Ví dụ, điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh nhằm kiểm soát những rủi ro từ hoạt động kinh doanh có thể tác động đến các lợi ích công cộng, hoặc các hoạt động kiểm tra nhà nước nhằm kiểm soát sự chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh doanh… Nhưng để môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, Nhà nước cần thiết kế các quy định vừa đảm bảo mục tiêu quản lý vừa tạo không gian cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi cần phải xác định chính xác các biện pháp quản lý, nếu không sẽ gây khó khăn thậm chí là cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.
Nói thêm về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các quy định pháp luật về kinh doanh nhiều khi vẫn còn chứa đựng lợi ích của các cơ quan chủ quản, khiến lợi ích chung cho cả nền kinh tế bị giảm đi. Bà Phạm Chi Lan cũng bày tỏ, nếu pháp luật không tốt thì không thể mang lại hiệu quả quản lý của Nhà nước, từ đó ảnh hưởng tới uy tín của Nhà nước với nhân dân, doanh nghiệp.
Điều đáng mừng là hoạt động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vẫn liên tục được triển khai. Các bộ, ngành đã và đang xây dựng các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình và hiện thực hóa những đề xuất. Đầu năm 2024, Chính phủ quay trở lại ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Nghị quyết đã thể hiện quan điểm chỉ đạo, đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển các ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo. Cải cách theo hướng giảm số lượng thủ tục, thời gian, chi phí và rủi ro cho doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao chất lượng thực thi văn bản, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính gây chi phí tăng cho người dân, doanh nghiệp.
Vì thế, các doanh nghiệp mong muốn những cải cách cần được đẩy mạnh hơn nữa, đảm bảo tính thực thi và hiệu quả trong từng quy định. Đặc biệt là những cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật cần nâng cao tính thực tiễn, tìm hiểu từ thực tế hoạt động doanh nghiệp. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, cơ quan soạn thảo thiếu thực tế còn doanh nghiệp thì chưa quan tâm đến các hoạt động tham vấn xây dựng pháp luật là nguyên nhân khiến hai bên chưa “gặp nhau” trong ban hành chính sách pháp luật. Vì thế, ông Tuấn cho rằng, khắc phục những điểm yếu này sẽ giúp các chính sách được thiết thực và hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế.
Tin liên quan
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
08:30 | 01/10/2024 Kinh tế
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Lào Cai: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 117%
Hải quan Hòn Gai đón siêu tàu du lịch Costa Serena
Cảnh sát Biển bắt tàu vận chuyển hơn 70.000 lít dầu DO không có chứng từ
Siêu thị tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics