Tăng tốc xuất khẩu rau quả chính ngạch sang Trung Quốc
Hiện rau quả là nhóm hàng ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu cao. Ảnh: NT |
Thị trường trọng điểm
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, do đây là thị trường lớn, dân số đông, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, do đó nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, đặc biệt là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, riêng thị trường Trung Quốc là 3,63 tỷ USD chiếm gần 65%. Năm 2024 dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt mốc kỷ lục 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ USD, chiếm khoảng 70%. |
Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Trung Quốc giúp giảm thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam xuất khẩu như: ACFTA (Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc), RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực). Chưa kể, nhiều loại trái cây Việt Nam như: sầu riêng, thanh long, chuối, mít, xoài, chanh dây, vải… được người tiêu dùng Trung Quốc biết đến và ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngon và chất lượng không thua kém các nước xung quanh.
“Cùng với đó, các cửa khẩu ở biên giới Việt Nam nằm rất gần các chợ đầu mối bên Trung Quốc, do đó đã rút ngắn nhiều thời gian vận chuyển hàng rau quả từ nơi sản xuất đến chợ tiêu thụ phía Trung Quốc, giảm đáng kể chi phí logistics so các nước khác.
Kể cả các cảng biển ở Trung Quốc cũng rất gần các cảng Việt Nam, điều này giúp tăng thêm tính cạnh tranh cho ngành hàng rau quả Việt Nam”, ông Đặng Phúc Nguyên nêu.
Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri cho biết, hiện có nhiều tập đoàn giống rau củ của Trung Quốc muốn sang phát triển tại Việt Nam, đây cũng là một cơ hội tốt khi chúng ta chưa có khả năng phát triển giống rau củ.
Nếu các công ty Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc rõ ràng từ giống và quy trình, năng suất cao, giá thành thấp... sẽ thuận lợi hơn cho quá trình đàm phán xuất chính ngạch vào Trung Quốc.
“Bên cạnh việc tiêu thụ rau củ quả tươi, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ rất lớn thực phẩm chế biến. Các thương nhân Trung Quốc cũng nắm giữ hệ thống phân phối thực phẩm lớn nhất, đoàn kết nhất trên thế giới.
Nếu chúng ta có cơ chế hợp tác, có những chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất, thu mua và chế biến rau củ quả tại Việt Nam, Tôi tin chắc Việt Nam còn nhiều tiềm năng cho ngành rau củ quả xuất chính ngạch sang Trung Quốc”, bà Nguyễn Thị Thành Thực phân tích.
Tuy vậy, rau quả Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc vừa phải cạnh tranh với rau quả Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Australia … vừa chịu áp lực từ sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước.
“Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng nghiêm ngặt. Quy định về vệ sinh thực vật, kiểm dịch động vật khá phức tạp và mất thời gian.
Rau quả xuất khẩu của Việt Nam phải có mã số vùng trồng do Hải quan Trung Quốc (GACC) cấp. Các cơ sở chế biến, đóng gói cũng phải đăng ký mã số sau khi kiểm tra nghiêm ngặt”, ông Đặng Phúc Nguyên phân tích. Bên cạnh đó, việc xây dựng kênh phân phối cũng là một thách thức. Bởi, đa số rau quả Việt Nam được bán cho thương lái nhỏ lẻ, tập trung ở biên giới nên chưa thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc.
Tiến tới dừng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch
Ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, trong định hướng hợp tác của Bộ Công Thương với các cơ quan, địa phương của Trung Quốc, bộ sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho các loại nông - thủy sản Việt Nam; nâng cao hiệu suất thông quan tại cửa khẩu, lối mở, cặp chợ biên giới; hoàn thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu; phân luồng hàng hóa thông minh; khai thác các tuyến vận tải container đường sắt Việt – Trung.
Hai bên cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tham dự hội chợ, triển lãm... Trung Quốc là thị trường có tiêu chuẩn cao, khắt khe, do đó doanh nghiệp cần chuyển nhanh sang hình thức thương mại chính quy, sản xuất, xuất khẩu mặt hàng chất lượng cao, bền vững; tiến tới dừng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch.
Để tận dụng tối đa tiềm năng, theo ông Đặng Phúc Nguyên, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời vụ sản xuất để điều chỉnh lịch sản xuất, xuất khẩu hàng của Việt Nam tránh bị cạnh tranh. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ sản xuất, chế biến, áp dụng các kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu các công nghệ tiên tiến bảo quản, chế biến rau quả.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đa dạng sản phẩm, không chỉ tập trung vào một vài loại trái cây mà cần đa dạng hóa sản phẩm kể cả sản phẩm chế biến sâu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng về mẫu mã và xuất xứ.
Song song, kết hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc để cùng xây dựng chuỗi cung ứng và phân phối các sản phẩm rau quả Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc.
Tin liên quan
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD
08:04 | 16/11/2024 Xuất nhập khẩu
267 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
10:38 | 16/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để đáp ứng các đơn hàng dừa tươi từ Trung Quốc
20:24 | 15/11/2024 Kinh tế
Nghệ An dành hơn 96.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam
10:34 | 16/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Khơi thông “điểm nghẽn” hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA
09:51 | 15/11/2024 Kinh tế
Bước tiến mới trong truy xuất nguồn gốc thủy sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
15:46 | 14/11/2024 Kinh tế
2 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
14:45 | 14/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Nhập siêu từ Trung Quốc 67,58 tỷ USD
10:55 | 14/11/2024 Infographics
Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 7,5 - 7,8%
07:35 | 14/11/2024 Kinh tế
Trình Quốc hội xem xét đầu tư đường sắt tốc độ cao trị giá hơn 67 tỷ USD
23:17 | 13/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nhóm công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh
15:10 | 13/11/2024 Kinh tế
10 tháng, Việt Nam chi hơn 312 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa
15:09 | 13/11/2024 Xuất nhập khẩu
bawns cas h5
Tin mới
Tăng tốc xuất khẩu rau quả chính ngạch sang Trung Quốc
Cấp bách cho “chuyển đổi kép”
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ford Việt Nam với Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tại Hà Nội
Hải quan Hà Tĩnh phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan