Thách thức về di cư
Châu Âu đối mặt với bóng ma khủng hoảng di cư mới EU nhấn mạnh sự cần thiết của việc di cư an toàn và hợp pháp EU chật vật với cuộc khủng hoảng di cư Châu Âu loay hoay với bài toán khó |
Đoàn người di cư Honduras đổ về “miền đất hứa” Mỹ. |
Đa phần ghi nhận các trường hợp thiệt mạng hoặc mất tích (28.854 người) trên tuyến Địa Trung Hải, tiếp đến là châu Phi và châu Á.
IOM nhấn mạnh 2023 là năm nguy hiểm nhất đối với người di cư trong thập kỷ vừa qua. Do có rất ít tuyến đường di cư an toàn và được quản lý tốt, hàng trăm nghìn người vẫn chọn đi qua những tuyến đường bất hợp pháp bất chấp những điều kiện thiếu an toàn. Vượt biển Địa Trung Hải là tuyến có nhiều người thiệt mạng nhất, với khoảng 3.129 người bỏ mạng hoặc mất tích trong năm 2023. Hơn 50% số người di cư thiệt mạng trong năm 2023 do đuối nước, 9% vì tai nạn giao thông và 7% vì bạo lực.
Theo Cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển châu Âu (Frontex), 380.000 người đã vượt biên trái phép qua biên giới của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2023, tăng 17% so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ năm 2016. Hơn 40% số người vượt biên trái phép chọn tuyến đường vượt Trung Địa Trung Hải, chủ yếu khởi hành từ Tunisia và vào châu Âu qua Italy - tăng 49% so với năm 2022. Khoảng 26% số người vượt biên trái phép chọn tuyến Tây Balkan để đến châu Âu và số người chọn tuyến đường qua Đông Địa Trung Hải chiếm 16%.
Theo IOM, di cư bất hợp pháp đã đạt đến mức độ “chưa từng có”, trở thành vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và khu vực, tiếp tục đặt ra thách thức không nhỏ với thế giới trong năm 2024.
Riêng tại Anh, trong 3 tháng đầu năm 2024, số liệu sơ bộ cho thấy số người di cư vượt biên trái phép từ Pháp vào Anh qua eo biển Manche cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay.
Ủy ban Cứu trợ quốc tế (IRC) cảnh báo hàng nghìn người có thể rời khỏi Ecuador và Haiti trong năm 2024 do khủng hoảng nhân đạo, bạo lực leo thang, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng. Theo cơ quan di cư Panama, năm 2023, hơn 57.000 người Ecuador và 46.000 người Haiti đã vượt qua khu rừng rậm nguy hiểm Darien, biên giới tự nhiên giữa Colombia và Panama, để tiến về phương Bắc. Con số này đã vượt xa “kỷ lục buồn” ghi nhận năm 2022. Theo IRC, cuộc khủng hoảng ở Haiti và Ecuador đang tạo ra “hiệu ứng domino” tại Mỹ Latinh.
Trước những thách thức của vấn nạn người di cư, các quốc gia thành viên Tổ chức Bảo vệ và Tìm giải pháp cho người di cư khu vực (MIRPS) - gồm Panama, Mexico, Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala và Honduras - ngày 24/1/2024 đã thống nhất trong việc tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm giải quyết tận gốc vấn đề người di cư. MIRPS nhất trí thông qua “Tuyên bố Panama”, trong đó cam kết nỗ lực và tiếp tục hợp tác chặt chẽ để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. MIRPS là một cơ chế để triển khai Hiệp ước Toàn cầu về người tị nạn (GCR), góp phần thúc đẩy hợp tác khu vực và chia sẻ trách nhiệm tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng di cư giữa các quốc gia bị ảnh hưởng. Về phần mình, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) khẳng định sẵn sàng hợp tác với các nước để đạt được kết quả tích cực trong vấn đề di cư.
Theo IOM, 281 triệu người di cư quốc tế tạo ra 9,4% GDP toàn cầu. Nếu quản lý tốt vấn đề di cư, đây sẽ là động lực có khả năng thúc đẩy các kết quả phát triển, góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy một tương lai an toàn hơn, hòa bình hơn, bền vững, thịnh vượng và công bằng hơn.
Tin liên quan
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Hải quan TPHCM: Đóng góp ủng hộ đồng bào miền Bắc trên 1,2 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform