Thấu hiểu và tin tưởng
Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, khả năng tiếp cận các khoản vay ưu đãi ít dần trong khi đỉnh nợ ngày càng đến gần thì việc cơ cấu lại nợ công đồng thời giảm thiểu các nguy cơ là cần thiết, trong đó có câu chuyện “gánh nợ” thay cho các dự án thua lỗ.
Mấy năm trở lại đây, từ khi có Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, đặc biệt từ khi có Luật Quản lý nợ công 2017, việc cấp bảo lãnh được hạn chế tối đa. Số lượng cấp bảo lãnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng hạn, năm 2018 không có dự án vay trong nước nào được cấp bảo lãnh, chỉ có 2 dự án vay nước ngoài với tổng trị giá hơn 1,6 tỉ USD là Dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng và Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 của PVN.
Các dự án được cấp bảo lãnh phải đảm bảo các điều kiện khá “ngặt nghèo”, chủ yếu là các dự án quan trọng cấp bách và được đánh giá hiệu quả, rủi ro cũng như khả năng trả nợ từ khi thuyết trình xin cấp bảo lãnh rất nghiêm túc. Việc này sẽ do các cơ quan chủ quản của các dự án này cũng như tổ chức tín dụng cấp vốn vay cùng đánh giá. Nếu có khả năng trả nợ thì họ mới cho vay và Chính phủ mới bảo lãnh.
Thực tế, ngoại trừ những vấn đề “cũ kỹ” đã nêu trên, các dự án được bảo lãnh thời gian gần đây đều cơ bản có hiệu quả, các công trình trọng điểm quốc gia đều phát huy tác dụng tốt.
Nói là tốt nhưng với sự phát triển kinh tế như hiện nay thì việc rủi ro là không thể tránh khỏi. Một ví dụ cụ thể nhất chính là vụ “đổ vỡ” của dự án Nhà máy Giấy Phương Nam vừa qua khiến Quỹ Tích lũy trả nợ phải xuất ra khoảng 97 triệu USD để ứng trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam. Dĩ nhiên, sau khi Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam xử lý, hoàn thành xong thủ tục phá sản, bán đấu giá thu hồi dự án, số tiền trên sẽ được hoàn trả lại. Dẫu vậy, trách nhiệm bảo lãnh của Chính phủ đối với rủi ro này đã được dư luận nhìn thấy rất rõ.
Quyết chi từng đồng ngân sách là tiền thuế của những người dân vất vả lao động tạo áp lực rất lớn của cơ quan quản lý. Trước khi quyết chi, đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng mọi khả năng đặt ra. Song, muốn kinh tế phát triển thì phải đầu tư mà khi đầu tư có thành công nhưng cũng có thất bại. Việc Chính phủ siết chặt bảo lãnh cho các dự án vay đã được thực hiện. Các dự án trong quá trình triển khai gặp khó khăn cũng đang được đẩy mạnh tái cơ cấu các khoản vay đồng thời khuyến khích các dự án hiệu quả trả nợ trước hạn để giảm số dư nợ bảo lãnh. Điều cần nhất bây giờ là sự thấu hiểu và tin tưởng của người dân đối với những người làm quản lý công tác nợ công.
Tin liên quan
Điều hành chính sách tài khoá đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện
13:47 | 15/07/2024 Tài chính
Điều hành NSNN năm 2022 bám sát dự toán, đảm bảo cân đối, giảm bội chi và nợ công
19:51 | 30/05/2024 Tài chính
Chính phủ vay tối đa 676.057 tỷ đồng, trả nợ 453.990 tỷ đồng trong năm 2024
17:11 | 02/04/2024 Tài chính
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới
08:50 | 21/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Tôn vinh phở, mỳ Quảng...
10:24 | 14/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Xe buýt điện
07:26 | 04/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Hải quan Thái Nguyên quyên góp, hỗ trợ 10 hộ gia đình bị ảnh hưởng do bão số 3
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Nghệ An: Hiệu quả trong công tác phối hợp ngăn chặn ma túy, hàng cấm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform