Thế bí của châu Âu trên bàn cờ Syria
Từ trái sang: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc gặp ở London, Anh, ngày 3/12. |
Trong tuyên bố đưa ra sau hội nghị bốn bên với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh các nhà lãnh đạo khẳng định sẽ hợp tác nhằm tạo điều kiện cho sự trở về an toàn, tự nguyện và lâu dài của những người tị nạn, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức ở Syria.
Mặc dù Thủ tướng Đức đánh giá các cuộc thảo luận "phong phú và hữu ích", còn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng "mọi thứ tốt đẹp", nhưng hội nghị vừa diễn ra ở London không thể xem là một giải pháp tháo gỡ nút thắt cho tình hình ở Syria, bởi những bên trực tiếp liên quan, bao gồm Syria, Mỹ và Nga không có mặt. Do vậy, những sự đồng thuận hay lời kêu gọi đưa ra sau hội nghị là không đủ để tạo ra bước chuyển biến thực chất trong việc giải quyết cuộc xung đột ở đây.
Như lời ông Johnson, hai vấn đề được các nhà lãnh đạo Anh, Đức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm là hồi hương người tị nạn và thúc đẩy cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Về mặt bề nổi thì đây đang là hai vấn đề cấp thiết và có liên quan mật thiết với nhau ở Syria: Đẩy lùi chủ nghĩa khủng bố, để tạo ra một môi trường sống an toàn, giúp người tị nạn Syria có thể sớm trở về quê nhà, ổn định cuộc sống và xây dựng tương lai.
Những gì vừa diễn ra tại hội nghị bốn bên ở London nói lên một điều, rằng các nước Anh, Pháp, Đức và cả Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu suy nghĩ đến những giải pháp lâu dài hơn cho Syria, nhằm giải quyết bài toán khủng hoảng người di cư ở châu Âu.
Nhưng ở Syria không chỉ có chủ nghĩa khủng bố, với những phần tử thánh chiến cực đoan từng gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố gây rúng động giữa lòng châu Âu trong vòng 5 năm trở lại đây mà ở đó còn là bàn cờ cạnh tranh chiến lược giữa các bên, với những "người chơi có máu mặt" gồm Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Mỹ tìm kiếm ở Syria một tương lai mà chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad suy yếu hoặc biến mất, thì Nga hành động ngược lại, ngăn chặn toan tính của Mỹ để bảo vệ những lợi ích cốt lõi của Moskva ở Trung Đông. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ lại quan tâm đến vấn đề người Kurd và vừa thúc đẩy một chiến dịch quân sự mang tên "Cội nguồn hòa bình" hồi tháng 9 vừa qua, đưa quân vào lãnh thổ Syria chống lại lực lượng người Kurd đẩy người Kurd vào sâu trong lãnh thổ Syria, xa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ hơn, bất chấp sự chỉ trích của Damascus cũng như sự phản đối của Nga, Mỹ và cả EU. Lợi ích của các bên trên bàn cờ Syria nhiều khi đối nghịch nhau, nên ngay cả khi hợp tác trong vấn đề này, như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng tham gia vòng đàm phán Astana nhằm tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Syria, thì những toan tính khác nhau sẽ dẫn tới những nước đi lấn át lẫn nhau.
Vì thế, việc các nước châu Âu kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế, không hành động quá mức ở miền Bắc Syria chỉ là một giải pháp nhằm tránh làm tình hình Syria trở nên hỗn loạn và phức tạp hơn, chứ không thể đem lại sự ổn định ở quốc gia Trung Đông để chấm dứt dòng người di cư ồ ạt đổ vào châu Âu. Bàn cờ Syria có quá nhiều người chơi, và các quốc gia châu Âu tham dự hội nghị vừa qua ở London không phải là những người chơi quan trọng nhất, dù rằng bất kỳ cú sốc hay biến cố nào xảy ra ở Syria thì các nước EU sẽ chịu tác động trực tiếp, trước hết là dòng người tị nạn khổng lồ, và không loại trừ sẽ có những tay súng thánh chiến trà trộn vào để tới châu Âu. Trong khi các bên liên quan vẫn cân nhắc từng nước đi theo toan tính lợi ích của mình, thì nguy cơ thảm kịch nhân đạo và một tương lai mờ mịt vẫn tiếp diễn ở Syria. Điều đó cũng đe dọa lợi ích của chính EU, song có vẻ các nước EU đang không thể tự bảo vệ mình.
Tin liên quan
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thách thức không nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Âu
09:06 | 22/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và than đá
08:16 | 27/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc thảo luận về những thách thức và các mối đe dọa
14:04 | 26/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics