Thế giới sẽ đổi thay thế nào nếu Joe Biden là Tổng thống Mỹ?
Ông Biden đọc diễn văn tuyên bố chiến thắng. |
Mọi chuyện chưa ngã ngũ
Ngày 7/11, Joe Biden được các hãng truyền thông “xướng tên” là Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ sau khi ông giành chiến thắng tại Pennsylvania và Nevada, nâng tổng số phiếu đại cử tri lên 290. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, ông Biden vẫn chưa chính thức là người kế nhiệm Tổng thống Donald Trump trong 4 năm tới. Vì kết quả cuộc bỏ phiếu trong ngày bầu cử 3/11 vừa qua là ý nguyện của cử tri phổ thông, trong khi các đại cử tri ở mỗi bang mới thực sự là người trực tiếp bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống. Vào ngày 14/12 tới, ông Biden sẽ cần ít nhất 270 trong số 290 đại cử tri từ các bang ủng hộ mình để trở thành người chiến thắng chung cuộc. Nếu có trên 20 người trong số này làm ngược lại với nguyện vọng của đa số cử tri bang mình, thì ông Trump có cơ hội tái đắc cử. Quốc hội sau đó sẽ nhóm họp ngày 6/1/2021 để kiểm phiếu và xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn, trở thành trọng tài xác định ứng viên Tổng thống nào giành chiến thắng ở từng bang.
Trong kịch bản số phiếu đại cử tri cho hai bên cân bằng, mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng phức tạp, khi vấn đề được đưa ra Quốc hội. Hạ viện bầu Tổng thống và Thượng viện bầu Phó Tổng thống. Lúc này, tại Hạ viện, mỗi bang chỉ có một lá phiếu như nhau, bất kể quy mô nhỏ hay lớn. Ứng cử viên có từ 26 phiếu trở lên sẽ đắc cử. Nếu đến ngày 20/1/2021 vẫn bế tắc thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ trở thành quyền Tổng thống. Phó Tổng thống sẽ là người nhận được ít nhất 51 phiếu thượng nghị sĩ tại Thượng viện. Nếu tình hình bất phân thắng bại (tức là tỷ lệ 50-50) thì Phó Tổng thống đương nhiệm sẽ có quyền quyết định người kế nhiệm mình.
Trong khi đó, kết quả cuối cùng còn có thể (dù rất ít khả năng) bị ảnh hưởng bởi một cuộc chiến pháp lý tại Tòa án Tối cao. Tổng thống Trump đã liên tục chỉ trích có gian lận trong bầu cử. Theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Tư pháp Brennan, gian lận bầu cử là rất hiếm ở Mỹ - tỷ lệ dưới 0,0009% và không có bằng chứng nào cho thấy đây là một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử này.
Nếu chiến thắng thuộc về ông Biden…
Trong khi chờ đợi kết quả chính thức cuối cùng, ông Biden đã bắt đầu chuẩn bị thành lập Nội các mới, trong khi nhiều nước lớn đã gửi lời chúc mừng sớm tới ông. Nhiều chuyên gia phân tích cũng đã bắt đầu nhận định về những thay đổi trên thế giới nếu ứng cử viên của đảng Dân chủ chính thức bước vào Nhà Trắng. Các chiến lược gia về chính sách đối ngoại Australia tin rằng Mỹ sẽ tham gia đầy đủ hơn với các đồng minh của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương dưới thời ông Biden. Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings nhận định ông Biden sẽ đem lại những điều “tích cực” cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với Trung Quốc, chiến thắng của ông Biden đặt ra một thách thức mới. Tất nhiên, Bắc Kinh có thể tìm được lợi thế khi ông Biden sẵn sàng tìm kiếm hợp tác trong những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu. Nhưng ông Biden cũng hứa hẹn sẽ “sửa chữa” mối quan hệ với các đồng minh Mỹ, điều có thể chứng tỏ là hữu hiệu hơn nhiều trong việc kiềm chế tham vọng quyền lực của Trung Quốc so với cách làm “một mình một kiểu” của Trump. Tương tự, nhiều khả năng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thích ông Trump cầm quyền thêm 4 năm nữa. Cuộc họp "vô tiền khoáng hậu" giữa hai nhà lãnh đạo và những diễn tiến sau đó đã tạo nên những hình ảnh cực kỳ ấn tượng trong sử sách, nhưng kết quả trên thực địa chưa đi tới đâu. Về phần mình, ông Biden sẽ đòi Triều Tiên phải chứng tỏ rằng họ sẵn lòng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân trước khi ông có bất kỳ cuộc họp nào với ông Kim. Nhiều nhà phân tích tin rằng trừ khi nhóm của Biden sớm chủ động đưa ra sáng kiến thương thảo với Bình Nhưỡng, bằng không thì những ngày “lửa giận” sẽ trở lại.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thở phào nhẹ nhõm và hy vọng chiến thắng của ông Biden sẽ dẫn tới một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, thiện chí và hợp tác hơn sau những bất ổn và căng thẳng dưới thời Tổng thống tiền nhiệm. Lãnh đạo các nước Trung và Đông Âu cũng đã nhanh chóng chúc mừng ông Biden, bày tỏ hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ tạo xung lực mới cho mối quan hệ Mỹ - EU, tôn trọng các cam kết đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và thúc đẩy hướng tới một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và EU. Với Nga, Moscow lo ngại một nhiệm kỳ của ông Biden có nghĩa là sẽ có thêm áp lực và trừng phạt từ Washington. Nhưng cũng có thể có cái may, bởi chính quyền Biden sẽ dễ đoán hơn đội ngũ của ông Trump, có thể khiến việc đạt được thỏa thuận về những vấn đề cấp bách trở nên dễ dàng hơn, như hiệp ước START mới.
Tin liên quan
“Di sản” của Tổng thống Mỹ Joe Biden những ngày cuối nhiệm kỳ
14:00 | 16/08/2024 Nhìn ra thế giới
Lợi thế của bà Kamala Harris trong cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ
07:43 | 27/07/2024 Nhìn ra thế giới
“Gót Achilles” của ông Joe Biden
08:13 | 27/03/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng thư ký WCO tham dự các hội nghị quốc tế về logistics và an ninh thương mại
09:23 | 15/10/2024 Hải quan thế giới
Nga-Trung Quốc kêu gọi tăng cường hợp tác chiến lược
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nga kêu gọi BRICS tìm giải pháp thay thế cho IMF do phương Tây kiểm soát
08:50 | 15/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hoa kỳ và El Salvador tăng cường hợp tác Hải quan
16:20 | 14/10/2024 Hải quan thế giới
“Bóng ma” lạm phát thấp trở lại Eurozone, ECB có thể phải xem xét giảm lãi suất
08:34 | 14/10/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN thúc đẩy kết nối và tự cường
15:20 | 13/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
08:50 | 12/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật-Hàn họp thượng đỉnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng
10:15 | 11/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi"
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách hơn 55.000 tỷ đồng
Hải quan TPHCM: Thu ngân sách nhà nước khởi sắc rõ rệt
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics