Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ Ngoại trưởng G7 kêu gọi nỗ lực tránh làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông Cục diện "khó lường" ở Trung Đông |
Xung đột giữa Iran và Israel ngày 1/10 khiến giá dầu tăng cao. |
Các chuyên gia nói về hai kịch bản nghiêm trọng. Trong đó, kịch bản nghiêm trọng nhất có thể so sánh với cú sốc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Thế giới sẽ phải trả giá thế nào cho một cuộc chiến toàn diện ở Trung Đông?
Kịch bản nghiêm trọng ở mức trung bình là khi các bên tấn công vào những mục tiêu cụ thể và Israel quyết định thực hiện hoạt động quân sự nhắm vào các cơ sở dầu khí ở Iran. Theo đó, Israel có thể thực hiện hành động quân sự nhắm vào chính các mỏ dầu hoặc cơ sở hạ tầng cảng để ngăn Iran xuất khẩu dầu. Tác động đối với các mỏ dầu còn tồi tệ hơn vì chúng khó phục hồi hơn và mất nhiều thời gian hơn.
Nhưng các mỏ dầu nằm rải rác về mặt địa lý nên sẽ phải đánh trúng nhiều mục tiêu. Cơ sở hạ tầng cảng tập trung ở một chỗ, dễ bị tấn công hơn nhưng dễ sửa chữa hơn và mất ít thời gian hơn. Nhưng từ quan điểm giảm thu nhập của Iran, tất nhiên, việc Israel nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ thay vì cơ sở hạ tầng khí đốt là hợp lý hơn, vì chính xuất khẩu dầu mang lại thu nhập ngoại hối cho nước này. Ông Igor Yushkov, chuyên gia tại Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga và Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia (NESF), cho biết cơ sở hạ tầng khí đốt ở Iran không quá lớn và khối lượng xuất khẩu nhỏ.
Sau lệnh trừng phạt do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt năm 2018 đối với dầu Iran, Tehran đã khôi phục sản lượng dầu về mức trước lệnh trừng phạt là 3,4 triệu thùng/ngày và xuất khẩu 1,5 - 1,7 triệu thùng/ngày. Bất kỳ loại dầu nào trên thế giới cũng sẽ tăng giá do xung đột này. Hệ quả là tất cả người mua dầu sẽ phải gánh chịu giá tăng. Theo các chuyên gia, đây là khối lượng xuất khẩu khá lớn nên dù chỉ 50% con số này rời khỏi thị trường thế giới cũng có tác động lớn và giá sẽ tăng cao.
Kịch bản nghiêm trọng nhất đồng nghĩa với việc xung đột đi theo vòng xoáy, các bên bắt đầu tiến hành những hành động quân sự ngày càng gay gắt và đi đến kịch bản triệt để nhất về tác động lên thị trường dầu mỏ. Đó là việc đóng cửa eo biển Hormuz, nơi có tới 20% tổng lượng dầu và khoảng 20% tổng lượng khí tự nhiên hóa lỏng trên thế giới đi qua. Chuyên gia Yushkov mô tả hậu quả: “Nếu eo biển này bị chặn dù chỉ vài ngày, điều này tất nhiên sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Bởi vì 20 triệu thùng mỗi ngày sẽ bị tắc lại ở Vịnh Persian. Đây là phần lớn dầu từ Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kuwait, Iran, Iran. Ngành khí đốt cũng sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, vì tất cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Qatar sẽ bị phong tỏa và đây là một khối lượng khổng lồ. Trong trường hợp này, chúng ta có thể chứng kiến mức giá 120 USD/thùng, thậm chí 140 USD/thùng và vài nghìn USD cho 1.000 mét khối khí đốt”.
Chuyên gia Yushkov cho biết thêm: “Tất nhiên, tất cả mọi người sẽ phải gánh chịu, không chỉ người tiêu dùng dầu mỏ. Điều này sẽ được so sánh với cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, khi các nước Arab ngừng cung cấp dầu cho phương Tây. Khi đó sẽ có tác động tương tự - một cú sốc tức thời trên thị trường thế giới”.
Trên thực tế, Iran cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột này vì nước này vừa khôi phục cơ sở hạ tầng dầu mỏ cũng như khối lượng sản xuất và xuất khẩu và khó có thể "chịu đòn". Vì vậy, trong khi một số chuyên gia cảnh báo kịch bản xấu về tình hình ở Trung Đông có thể khiến cả thế giới phải trả giá rất đắt, các chuyên gia khác vẫn lạc quan và tin rằng xung đột sẽ kết thúc.
Tin liên quan
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Nhật-Hàn họp thượng đỉnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng
10:15 | 11/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Cảnh báo hậu quả của cuộc chiến quy mô lớn ở Trung Đông
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics