Thế giới với cuộc khủng hoảng thiếu hụt chất bán dẫn
Chất bán dẫn – mặt hàng “săn lùng” nhiều nhất hiện nay. |
Lâu nay, chất bán dẫn vẫn được coi là khởi đầu của xu hướng của toàn cầu hóa. Những bước nhảy vọt trong công nghệ bán dẫn đã làm thay đổi mô hình kinh doanh của các công ty công nghệ đang trên đà phát triển. Sự kiện các vi mạch tích hợp (IC hay còn gọi là chip nhớ) và bộ xử lý trung tâm (CPU) “khai sinh” ra máy tính cá nhân vào những năm 1980 đã khiến nhu cầu của sản phẩm này tăng vọt, vượt quá khả năng sản xuất của các công ty Mỹ. Do đó, các sáng kiến mới về thông tin truyền thông và quản trị hàng tồn kho đã thúc đẩy việc chuyển giao hoạt động sản xuất chip do Mỹ thiết kế cho các nước Đông Á. Việc cắt giảm các quy định của chính phủ và nới lỏng hàng rào thương mại ở Mỹ đã mở đường để xu hướng chuyển giao này gia tăng nhanh chóng. Chỉ những nơi có quy định nghiêm ngặt và nguồn trợ cấp công nghiệp đủ lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu về quy mô sản xuất của các doanh nghiệp Mỹ. Vào thời điểm đó, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đã đi đầu trong việc xây dựng các “xưởng đúc” chỉ dành cho sản xuất chất bán dẫn. Tập đoàn TSMC của Đài Loan hiện đang nắm giữ thị phần toàn cầu lớn nhất (28%) về sản xuất chất bán dẫn, xếp thứ hai cũng là một công ty Đài Loan khác với 13%. Một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa chất bán dẫn trong những thập kỷ gần đây là sức hấp dẫn của “công xưởng thế giới” Trung Quốc. Chỉ vào những năm 2000, Mỹ và Đài Loan mới đưa máy móc chế tạo silicon sang Trung Quốc, nhưng chỉ những công nghệ cấp thấp và công việc đòi hỏi kỹ năng không cao. Tuy nhiên, sau đó ngành công nghiệp bán dẫn đã phát triển mạnh mẽ và Trung Quốc đã có được những thành tựu trong sản xuất các con chip bé nhỏ nhưng vô cùng quan trọng này.
Do bán dẫn là trụ cột của nền kinh tế công nghệ cao, nên chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện đang thúc đẩy đầu tư 37 tỷ USD để hỗ trợ phục hồi ngành sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ. Với khoản kích thích khổng lồ của chính phủ này, điều này cũng đồng nghĩa kỷ nguyên toàn cầu hóa không giới hạn chuẩn bị kết thúc. Tổng thống Biden đã ký sắc lệnh về nghiên cứu các cơ sở sản xuất quốc gia và cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra như đại dịch và các mối đe dọa sinh học khác, tấn công mạng, cú sốc khí hậu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, tấn công khủng bố, cạnh tranh địa chính trị và kinh tế.
Ngay sau đó, Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc nêu rõ tình trạng thiếu bộ vi mạch xử lý trên toàn cầu là do các biện pháp trừng phạt đối với Huawei, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mà Huawei cho là đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chip gần đây.
Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia đã đề xuất các biện pháp để góp phần thúc đẩy các nỗ lực phục hồi sau Covid-19 và ngăn ngừa các nguy cơ thiếu hụt nguồn cung có thể nảy sinh trong tương lai. Theo đó, các chính sách được đề xuất như khuyến khích liên kết theo chiều dọc trong các ngành công nghiệp, đầu tư vào dự trữ chiến lược và thậm chí tái áp đặt hạn ngạch xuất khẩu, thuế quan và quy định cấp phép chặt chẽ hơn.
Bên cạnh việc tăng cường nguồn lực trong nước, một việc cũng quan trọng không kém là đa dạng hóa nguồn cung và các mối quan hệ thương mại.
Tin liên quan
Chông gai đón đợi nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới
11:28 | 02/08/2024 Nhìn ra thế giới
Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt- Trung
18:33 | 29/07/2024 Kinh tế
Nguy cơ tăng trưởng yếu kéo dài bủa vây thế giới
07:30 | 30/07/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics