Giải quyết "cuộc khủng hoảng học tập toàn cầu"
Các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch học tập học kỳ 2 | |
Học trực tuyến chất lượng vẫn được đảm bảo | |
Khủng hoảng COVID-19 là cơ hội sắp xếp lại trật tự thế giới |
Tại các nước có thu nhập cao hơn, việc đóng cửa các trường học đã gây ra tổn hại không nhỏ đối với những học sinh có hoàn cảnh kinh tế-xã hội khó khăn, làm gia tăng các mối lo ngại về ảnh hưởng trong dài hạn đối với bất bình đẳng trong học tập và mức thu nhập. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa những học sinh có bố mẹ được trang bị đầy đủ kiến thức, cũng như được tiếp cận máy vi tính và Internet, với những học sinh không có được những điều kiện trên đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Bức tranh tại các nước có thu nhập thấp thậm chí còn ảm đạm hơn. Năm 2019, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính 53% trẻ em hoàn thành chương trình tiểu học tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vẫn không thể đọc hiểu một văn bản đơn giản. Tỉ lệ này còn lên tới 80% đối với một số nước có thu nhập thấp. Nghiêm trọng hơn, những thiếu hụt về kiến thức này dường như tiếp tục tồn tại, bất chấp mức tăng trưởng ấn tượng về số năm đi học trung bình của mỗi học sinh trong 20 năm qua, cũng như bất chấp tỉ lệ nhập học cao hơn tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại phần lớn các quốc gia. Nói cách khác, việc đi học nhiều hơn không đồng nghĩa với lượng kiến thức được tiếp thu nhiều hơn. Sự chênh lệch này đang giãn rộng tại một số quốc gia, khiến người ta phải đưa ra những cảnh báo về một cuộc "khủng hoảng học tập" trên toàn cầu.
Theo một nghiên cứu gần đây, xu hướng đáng báo động này không chỉ giới hạn trong một số ít các nước nghèo, mà còn phổ biến tại nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tương tự, một nghiên cứu mới của Trung tâm Phát triển Toàn cầu cho thấy rằng chênh lệch về hiểu biết giữa các nước thu nhập cao với các nước thu nhập thấp lớn hơn nhiều so với chênh lệch về số năm đi học theo ước tính trước đó.
Trong bối cảnh đại dịch, rất khó để giải quyết một cuộc khủng hoảng về học tập, đặc biệt là tại các quốc gia thiếu thốn nguồn lực tài chính.Một chiến lược giải quyết khủng hoảng học tập phải bao gồm hai thành phần.Thứ nhất, các nhà lập pháp tại các quốc gia có mức giáo dục thấp phải nhận thấy sự cần thiết của việc dành ưu tiên cho lĩnh vực này. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ là hiển nhiên, nhưng vai trò quan trọng của giáo dục trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia không phải lúc nào cũng được những người quản lý nguồn lực chú ý tới. Các chính phủ thường ưu tiên những dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông và nhà ở nhiều hơn so với những dự án đầu tư cho con người. Trong khi các hệ thống cầu đường mang lại nguồn lợi nhanh chóng, hiện hữu, và thường giúp cho giới chức tái cử, thì các nguồn lợi về giáo dục sẽ chỉ được cụ thể hóa sau một quá trình lâu dài, và thường là sau khi chính quyền đầu tư vào đó đã mãn nhiệm.
Để giải quyết vấn đề mang tính động cơ này, Dự án Nguồn lực Con người của WB hiện đang xây dựng Chỉ số Nguồn lực Con người (HCI) tại mỗi quốc gia, trong đó tính cả mức độ hiểu biết, sức khoẻ và nhiều yếu tố quan trọng khác. HCI cũng sẽ cho thấy thiệt hại kinh tế trong việc đình trệ các hoạt động giáo dục. Ví dụ, chỉ số HCI 0,4 tương đương với việc một trẻ em được sinh ra ở thời điểm hiện tại sẽ bước vào độ tuổi trưởng thành (18 tuổi trở lên) với chỉ 40% hiệu quả so với một trẻ em được trang bị đầy đủ kiến thức và được chăm sóc sức khoẻ phù hợp. Với nguồn dữ liệu công khai này, WB muốn khuyến khích các nhà lập pháp nghiêm túc coi trọng lĩnh vực giáo dục và y tế.
HCI cũng là một thước đo và chỉ số nghiên cứu quan trọng. Việc khảo sát quy trình học tập tại nhiều nước đòi hỏi một bộ quy tắc chung, vì vậy WB đã xây dựng một cơ sở dữ liệu có tên Hiệu quả Học tập Cân đối, trong đó tổng hợp dữ liệu của 164 quốc gia từ năm 2000-2017. Các phương pháp này sẽ được cập nhật từ 2-3 năm/lần, khi các quy tắc học tập mới được xuất hiện.Một lần nữa, bên cạnh các hướng dẫn nhằm cải thiện hiệu quả học tập, mục đích của phương pháp này là để thúc đẩy các chính phủ hành động nhiều hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi chính phủ tại các quốc gia đang phát triển cam kết cải thiện hiệu quả học tập, họ sẽ làm thế nào với một nguồn lực hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch hiện nay? Câu hỏi này dẫn đến thành phần thứ hai của chiến lược: tập trung trực diện vào hiệu quả đầu tư. Đầu tư công hiệu quả luôn đóng vai trò quan trọng tại các nước có thu nhập thấp và thiếu thốn nguồn lực. Cuộc khủng hoảng do COVID-19 gây ra đã làm suy giảm các nguồn dự trữ tài chính và đẩy nhiều người trở lại cảnh nghèo đói, vì vậy điều này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tin liên quan
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dự kiến sẽ công bố Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 vào quý 4/2024
16:35 | 19/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
6 tháng đầu năm CPI tại Hà Nội tăng 5,32%
13:13 | 30/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
Vedan trao tặng nhà đại đoàn kết và học bổng cho học sinh
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform